Diện tích ở tối thiểu đối với nhà ở ký túc xá dành cho sinh viên các trường đại học là bao nhiêu để đảm bảo yêu cầu thiết kế kiến trúc?
- Diện tích ở tối thiểu đối với nhà ở ký túc xá dành cho sinh viên các trường đại học là bao nhiêu để đảm bảo yêu cầu thiết kế kiến trúc?
- Để đảm bảo yêu cầu thiết kế kiến trúc, trong nhà ở ký túc xá có được thiết kế bếp không?
- Từng phòng trong ký túc xá được thiết kế có chiều cao và chiều rộng tối thiểu như thế nào để đảm bảo yêu cầu thiết kế kiến trúc?
Diện tích ở tối thiểu đối với nhà ở ký túc xá dành cho sinh viên các trường đại học là bao nhiêu để đảm bảo yêu cầu thiết kế kiến trúc?
Căn cứ theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 quy định:
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới hoặc cải tạo các loại nhà ở chung cư (nhà ở căn hộ), nhà ở ký túc xá xây dựng tại các thành phố, thị xã, thị trấn hay khu nhà ở của các cơ quan, xí nghiệp và trường học.
CHÚ THÍCH: Nhà ở chung cư, nhà ở ký túc xá sau đây gọi tắt là nhà ở.
...
Căn cứ theo tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 quy định Yêu cầu thiết kế kiến trúc như sau:
Yêu cầu thiết kế kiến trúc
6.1. Cao độ sàn lối vào nhà phải cao hơn cao độ lề đường ở lối vào tối thiểu 0,15 m.
6.2. Các phòng ở phải bố trí tại các tầng trên mặt đất. Khi nhà ở được xây dựng sát với chỉ giới đường đỏ, cao độ mặt nền (sàn) phòng ở phải cao hơn cao độ vỉa hè ít nhất là 0,50m.
6.3. Diện tích tối thiểu căn hộ ở trong nhà ở chung cư là:
- 30 m2 đối với nhà ở xã hội;
- 45 m2 đối với nhà ở thương mại.
6.4. Tiêu chuẩn diện tích ở tối thiểu đối với nhà ở ký túc xá dành cho các đối tượng là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là 4 m2/người.
...
Theo quy định trên, tiêu chuẩn diện tích ở tối thiểu đối với nhà ở ký túc xá dành cho các đối tượng là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là 4 m2/người.
Nhà ở ký túc xá dành cho sinh viên các trường đại học (Hình từ Internet)
Để đảm bảo yêu cầu thiết kế kiến trúc, trong nhà ở ký túc xá có được thiết kế bếp không?
Căn cứ theo tiểu mục 6.5, tiểu mục 6.6 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 quy định Yêu cầu thiết kế kiến trúc như sau:
Yêu cầu thiết kế kiến trúc
...
6.5. Phòng ở trong ký túc xá cũng được kết hợp với các phòng như tiền phòng, bếp, phòng vệ sinh.
6.6. Trong nhà ở ký túc xá được thiết kế bếp hoặc khu vệ sinh chung cho một số phòng ở, nhưng không lớn hơn 25 người. Cần bố trí các gian phòng phục vụ công cộng như sinh hoạt văn hóa, học tập, thể thao, nghỉ ngơi, ăn uống công cộng, phục vụ y tế, quản trị, hành chính. Thành phần và diện tích phòng phục vụ công cộng lấy theo nhiệm vụ thiết kế.
...
Như vậy, phòng ở trong ký túc xá cũng được kết hợp với các phòng như tiền phòng, bếp, phòng vệ sinh.
Trong nhà ở ký túc xá được thiết kế bếp hoặc khu vệ sinh chung cho một số phòng ở, nhưng không lớn hơn 25 người.
Cần bố trí các gian phòng phục vụ công cộng như sinh hoạt văn hóa, học tập, thể thao, nghỉ ngơi, ăn uống công cộng, phục vụ y tế, quản trị, hành chính.
Thành phần và diện tích phòng phục vụ công cộng lấy theo nhiệm vụ thiết kế.
Từng phòng trong ký túc xá được thiết kế có chiều cao và chiều rộng tối thiểu như thế nào để đảm bảo yêu cầu thiết kế kiến trúc?
Căn cứ theo tiểu mục 6.7 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 quy định Yêu cầu thiết kế kiến trúc như sau:
Yêu cầu thiết kế kiến trúc
...
6.7. Tùy thuộc vào chức năng sử dụng và yêu cầu về khối tích của từng phòng ở trong căn hộ ở, trong ký túc xá mà thiết kế chiều cao và chiều rộng cho thích hợp.
- Chiều cao tầng không được nhỏ hơn 3,0m;
- Chiều cao thông thủy của phòng không được nhỏ hơn 2,7m;
- Chiều cao thông thủy của phòng ở trong tầng áp mái không được nhỏ hơn 1,5m;
- Đối với các phòng ở trong ký túc xá sử dụng giường tầng, chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 3,3m. Trong trường hợp này chiều rộng thông thủy của phòng không được nhỏ hơn 3,3m.
6.8. Chiều cao thông thủy của các phòng phụ không nhỏ hơn 2,4m.
6.9. Chiều cao tầng kỹ thuật được xác định trong từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào loại thiết bị và hệ thống bố trí trong tầng kỹ thuật có tính tới điều kiện vận hành sử dụng.
6.10. Chiều sâu thông thủy của phòng ở tính theo chiều lấy ánh sáng tự nhiên trực tiếp (lấy ánh sáng từ một phía) không được vượt quá 6,0 m và không được lớn hơn hai lần chiều rộng phòng ở.
Trong điều kiện cần thiết để phù hợp với kích thước mô đun cho phép tăng chiều sâu nhưng không quá 5%.
6.11. Các phòng tắm, rửa, giặt, xí, tiểu của tầng trên không được bố trí trên bếp, kho, chỗ chuẩn bị thức ăn của tầng dưới.
6.12. Sàn của các tầng trong nhà ở phải được cách âm.
6.13. Số bậc ở cầu thang (đợt thang) hoặc chuyển bậc không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 18.
6.14. Chiều rộng hành lang trong nhà ở giữa các cầu thang hoặc giữa cầu thang với đầu hành lang tối thiểu phải đạt yêu cầu sau:
- Khi chiều dài hành lang đến 40 m: 1,4 m;
- Khi chiều dài hành lang trên 40 m: 1,6m.
...
Theo quy định trên, tùy thuộc vào chức năng sử dụng và yêu cầu về khối tích của từng phòng ở trong ký túc xá mà thiết kế chiều cao và chiều rộng cho thích hợp.
- Chiều cao tầng không được nhỏ hơn 3,0m;
- Chiều cao thông thủy của phòng không được nhỏ hơn 2,7m;
- Chiều cao thông thủy của phòng ở trong tầng áp mái không được nhỏ hơn 1,5m;
- Đối với các phòng ở trong ký túc xá sử dụng giường tầng, chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 3,3m. Trong trường hợp này chiều rộng thông thủy của phòng không được nhỏ hơn 3,3m.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025 ở đâu?
- Mừng thọ 80 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 80 tuổi? 03 Nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu chỉ đạo Đại hội Chi bộ Công an xã mới nhất? Bài phát biểu Đại hội Chi bộ Công an xã nhiệm kỳ mới?
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có được quyền tự chủ trong hoạt động tư vấn hay không?
- Công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 tại 63 tỉnh thành năm học 2025-2026 chính thức mới nhất?