Diện tích kho lưu giữ kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa đã qua sử dụng tại cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ là bao nhiêu?
Diện tích kho lưu giữ kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa đã qua sử dụng tại cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ là bao nhiêu?
Diện tích kho lưu giữ kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa đã qua sử dụng tại cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN quy định kho lưu giữ kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa đã qua sử dụng tại cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ phải được bố trí và thiết kế bảo đảm những yêu cầu sau:
(1) Các yêu cầu như đối với kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, cụ thể:
+ Diện tích của kho phải đủ rộng để có thể sắp xếp các thùng, bao, túi, bình đựng chất thải thu gom có thứ tự, dễ đưa vào và lấy ra khi cần thiết và bảo đảm duy trì trạng thái dưới tới hạn nếu lưu giữ vật liệu hạt nhân;
+ Đặt tại khu vực ít người qua lại, cách xa nơi lưu giữ vật liệu nguy hiểm (ví dụ như chất nổ, chất dễ cháy) và cách xa nguồn nước sinh hoạt, chỉ có một cửa ra vào, không có cửa sổ và được xây dựng chắc chắn, bề mặt tường và sàn kho phải làm bằng vật liệu dễ tẩy xạ;
+ Thiết kế che chắn của kho phải bảo đảm để suất liều bức xạ bề mặt bên ngoài cửa ra vào, tường kho không vượt quá 0,5 µSv/h;
+ Có khả năng chống ngập lụt, chống tác hại tự nhiên (nóng, ẩm, mưa);
+ Có khóa an ninh lắp cho cửa ra vào kho.
(2) Có hệ thống thông gió để xử lý khí phóng xạ và nhiệt thoát ra từ các kiện chất thải phóng xạ được lưu giữ;
(3) Có hệ thống chống cháy nổ;
(4) Có các thiết bị thích hợp để thu gom chất phóng xạ bị rò rỉ;
(4) Có thiết bị bốc xếp thích hợp;
(5) Có hàng rào bảo vệ, có biển cảnh báo bức xạ;
(6) Bố trí hệ thống bảo vệ thích hợp.
Theo đó, pháp luật không quy định cụ thể diện tích của kho lưu giữ kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa đã qua sử dụng tại cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ là bao nhiêu.
Nhưng có quy định diện tích của kho lưu giữ phải đủ rộng để có thể sắp xếp các thùng, bao, túi, bình đựng chất thải thu gom có thứ tự, dễ đưa vào và lấy ra khi cần thiết và bảo đảm duy trì trạng thái dưới tới hạn nếu lưu giữ vật liệu hạt nhân.
Khi nào tiến hành kiểm tra kho lưu giữ chất thải phóng xạ đã qua sử dụng?
Theo khoản 6 Điều 9 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN quy định như sau:
Lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
6. Cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ phải thường xuyên kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn của kho lưu giữ, bể lưu giữ nước thải phóng xạ, cụ thể:
a) Định kỳ hàng quý phải kiểm tra mức bức xạ trong và ngoài kho, khu vực xung quanh các bể lưu giữ nước thải phóng xạ;
b) Định kỳ 06 tháng phải kiểm tra sự rò rỉ các loại nhân phóng xạ ra môi trường.
Theo đó, thời gian kiểm tra kho lưu giữ chất thải phóng xạ đã qua sử dụng của cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ được quy định trong 02 trường hợp, cụ thể:
+ Định kỳ hàng quý phải kiểm tra mức bức xạ trong và ngoài kho, khu vực xung quanh các bể lưu giữ nước thải phóng xạ;
+ Định kỳ 06 tháng phải kiểm tra sự rò rỉ các loại nhân phóng xạ ra môi trường.
Yêu cầu đối với cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được quy định ra sao?
Theo Điều 10 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN quy định như sau:
Cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ
1. Cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ phải được thiết kế và vận hành bảo đảm các yêu cầu chung như sau:
a) Bảo đảm để suất liều bức xạ, mức rò chất phóng xạ ra môi trường ở mức thấp nhất có thể; bảo đảm tổng liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên bức xạ không vượt quá 3/10 giá trị giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và tổng liều bức xạ cá nhân đối với công chúng không vượt quá 3/10 giá trị giới hạn liều đối với công chúng quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng;
b) Áp dụng các biện pháp không để xảy ra sự cố trong quá trình hoạt động;
c) Có quy trình vận hành cơ sở gồm các nội dung sau:
- Các điều kiện và giới hạn vận hành;
- Hệ thống quản lý;
- Các quy định về kiểm tra, thanh tra nội bộ;
- Quy định về đào tạo, huấn luyện nhân viên;
- Chương trình bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh cơ sở bức xạ, giám sát phát thải chất phóng xạ ra môi trường;
- Tiêu chí chấp nhận đối với các kiện chất thải phóng xạ;
- Chương trình ứng phó sự cố bảo đảm giảm tác hại đến mức thấp nhất khi xảy ra sự cố;
- Yêu cầu lập, lưu giữ hồ sơ quản lý chất thải phóng xạ.
2. Thiết kế của cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ phải bảo đảm các yêu cầu cụ thể như sau:
a) Bố trí khu vực xử lý và lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cách xa khu vực làm việc, khu vực có đông người qua lại, khu vực bảo quản chất nguy hiểm khác;
b) Phải có khu vực tiếp nhận, kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ, khu vực xử lý chất thải phóng xạ, khu vực tiến hành điều kiện hóa chất thải phóng xạ và kho lưu giữ kiện chất thải điều kiện hóa, khối điều kiện hóa hay contenơ chứa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;
c) Kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và kho lưu giữ kiện chất thải điều kiện hóa, khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, contenơ chứa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được thiết kế bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 9 Thông tư này;
d) Có đủ trang thiết bị và năng lực kỹ thuật để tiến hành xử lý, điều kiện hóa chất thải phóng xạ theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này.
Theo đó, đối với cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ đã qua sử dụng phải được thiết kế và vận hành bảo đảm các yêu cầu được quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?