Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
Diện tích đất tối thiểu được tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
Theo Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 12/2014/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ quy định về diện tích tối thiểu của đất ở sau khi tách thửa như sau:
“Điều 6. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở
1. Thửa đất ở chỉ được tách thửa khi diện tích của các thửa đất hình thành sau khi tách từ thửa đất đó không nhỏ hơn 50 (năm mươi) mét vuông.
2. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành các thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu quy định tại Khoản 1 Điều này đồng thời với việc xin được hợp các thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho thửa đất mới.
3. Trường hợp thửa đất đang sử dụng có diện tích nhỏ hơn mức quy định tại Khoản 1 Điều này do tách thửa từ trước ngày 13/6/2007 (ngày Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ có hiệu lực thi hành) được xem xét cấp Giấy chứng nhận.”
Theo đó, thửa đất ở sau khi tách phải có diện tích tối thiểu là 50 mét vuông (50m2).
Trường hợp thửa đất ở sau khi tách có diện tích nhỏ hơn 50 mét vuông (50m2) nhưng người sử dụng đất có yêu cầu xin được hợp thửa đất này với thửa đất khác liền kề tạo thành thửa đất mới có diện tích từ 50 mét vuông (50m2) trờ lên thì sẽ được đồng ý tách thửa đồng thời với việc hợp thửa; được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới.
Trường hợp thửa đất ở đang sử dụng có diện tích nhỏ hơn 50 mét vuông (50m2) do tách thửa từ trước ngày 13/6/2007 thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Diện tích tối thiểu để được tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
Hạn mức giao đất ở tại tỉnh Phú Thọ hiện nay là bao nhiêu?
Hạn mức giao đất ở được thực hiện theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 12/2014/QĐ-UBND và khoản 1 Điều 1 Quyết định 15/2020/QĐ-UBND như sau:
“Điều 3. Hạn mức giao đất ở
1. Diện tích đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng không được nhỏ hơn 50 m2 và không vượt quá hạn mức quy định sau đây:
a) Đối với phường, thị trấn: 200 (hai trăm) mét vuông;
b) Đối với các xã đồng bằng, trung du: 300 (ba trăm) mét vuông;
c) Đối với các xã miền núi: 400 (bốn trăm) mét vuông.
2. Hạn mức đất ở quy định tại Khoản 1 Điều này làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết để giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây, giao đất tái định cư; công nhận diện tích đất ở trong trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18/12/1980 và người đang sử dụng đất có một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 mà trong các loại giấy tờ đó chưa xác định rõ diện tích đất ở; xác định diện tích đất ở đối với thửa đất ở có vườn, ao đối với trường hợp đã sử dụng ổn định kể từ ngày 15/10/1993 mà không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013.
3. Hạn mức đất ở các dự án xây dựng khu đô thị mới, đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không được nhỏ hơn 50 m2.
4. Đối với các trường hợp sáp nhập xã vào phường, thị trấn; sáp nhập xã miền núi vào xã đồng bằng, trung du; sáp nhập xã đồng bằng, trung du vào xã miền núi (được sắp xếp theo Nghị quyết số 828/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Phú Thọ) thì hạn mức giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục thực hiện theo địa giới của đơn vị hành chính và tiêu chuẩn của các xã trước khi sáp nhập được quy định tại khoản 1 Điều này.
Đối với trường hợp điều chỉnh một phần địa giới hành chính của phường vào xã (được sắp xếp theo Nghị quyết số 828/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Phú Thọ) thì hạn mức giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo tiêu chuẩn của xã sau khi sáp nhập được quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, hạn mức giao đất ở sẽ được thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Trong đó hạn mức giao đất ở tối thiểu là 50 mét vuông (50m2) và tối đa tại các phường, thị trấn là 200 mét vuông (200m2); tại các xã đồng bằng, trung du là 300 mét vuông (300m2) và tại các xã miền núi là 400 mét vuông (400m2).
Trường hợp đất ở các dự án xây dựng khu đô thị mới, đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong hạn mức tối thiểu là 50 m2.
Trường hợp sáp nhập xã vào phường, thị trấn thì hạn mức giao đất được thực hiện theo khoản 1 Điều 3 Quy định này. Trường hợp điều chỉnh một phần địa giới hành chính của phường vào xã thì hạn mức giao đất của phần được điểu chỉnh sẽ theo hạn mức giao đất của xã.
Hạn mức giao đất cho hộ gia đình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là như thế nào?
Theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 12/2014/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ quy định:
“Điều 5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
1. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để trồng cây hàng năm là không quá 02 héc ta.
2. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để trồng cây lâu năm là không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất là không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất.
4. Hạn mức giao đất có mặt nước chưa sử dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để nuôi trồng thủy sản không quá 02 héc ta.”
Theo đó, hạn mức giao đất trống, đồi trọc cho hộ gia đình trồng cây hàng năm tối đa 02 héc ta; hộ gia đình trồng cây lâu năm tối đa là 10 héc ta đối với xã phường ở đồng bằng và là tối đa 30 héc ta đối vớ xã, phường ở trung du, miền núi; hộ gia đình trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất tối đa là 30 héc ta. Còn hộ gia định nuôi trồng thủy sản thì hạn mức giao đất trông, đồi trọc tối đa là 02 héc ta.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?