Diễn tập quốc phòng được cấp giấy chứng nhận hy sinh dựa trên căn cứ nào? Xây dựng phòng thủ quân khu có phải nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân không?

Diễn tập quốc phòng được cấp giấy chứng nhận hy sinh dựa trên căn cứ nào? Xây dựng phòng thủ quân khu có phải nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân không?

Diễn tập quốc phòng được cấp giấy chứng nhận hy sinh dựa trên căn cứ nào?

Nóng: Thông tin ban đầu vụ việc mất an toàn trong diễn tập tại Quân khu 7

Xem thêm: Đáp án tuần 3 cuộc thi Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024

Xem thêm: Thân nhân của liệt sĩ được cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" làm thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi thế nào?

Xem thêm: Quân khu 7 ở đâu? Quân khu 7 gồm những tỉnh nào?

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký tham gia triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Điều 17 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về căn cứ cấp giấy chứng nhận hy sinh khi diễn tập quốc phòng như sau:

Căn cứ cấp giấy chứng nhận hy sinh
1. Đối với trường hợp hy sinh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh, việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải căn cứ trên cơ sở giấy xác nhận của các cơ quan, đơn vị sau:
a) Người hy sinh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng do thủ trưởng cấp tiểu đoàn và tương đương cấp; người hy sinh là người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và học viên cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan, đơn vị trực thuộc Ban cấp.
b) Người hy sinh là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, lao động hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách trong công an do thủ trưởng công an cấp huyện hoặc tương đương cấp.
c) Người hy sinh thuộc các cơ quan trung ương do thủ trưởng cấp vụ hoặc cấp tương đương cấp.
d) Người hy sinh không thuộc quy định tại các điểm a, b, c khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
2. Đối với trường hợp hy sinh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải căn cứ trên cơ sở các giấy tờ sau:
a) Quyết định cử đi làm nghĩa vụ quốc tế do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.
b) Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh lập; trường hợp không có biên bản xảy ra sự việc thì phải có giấy xác nhận trường hợp hy sinh do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này cấp.
3. Đối với trường hợp hy sinh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải trên cơ sở biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh lập.
4. Đối với trường hợp hy sinh quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải trên cơ sở văn bản giao làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm kèm biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh lập.
...

Theo quy định trên, tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định đối với trường hợp hy sinh quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với Cách mạng việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải trên cơ sở văn bản giao làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm kèm biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh lập.

Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với Cách mạng quy định như sau:

Điều kiện công nhận liệt sỹ
1. Người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là liệt sỹ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng;
c) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
d) Hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;
đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;
e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;
g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;
h) Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;
i) Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;
k) Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội;
l) Do vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong;
m) Mất tích trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i và k khoản này và được cơ quan có thẩm quyền kết luận không phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ.

Theo đó, việc diễn tập quốc phòng được cấp giấy chứng nhận hy sinh dựa trên căn cứ cơ sở văn bản giao làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm kèm biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh lập.

Diễn tập quốc phòng được cấp giấy chứng nhận hy sinh dựa trên căn cứ nào?

Diễn tập quốc phòng được cấp giấy chứng nhận hy sinh dựa trên căn cứ nào? (Hình từ Internet)

Xây dựng phòng thủ quân khu có phải nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân không?

Nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân được quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

Nền quốc phòng toàn dân
1. Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.
2. Nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm:
a) Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh;
b) Xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt bảo vệ Tổ quốc;
c) Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và Nhân dân phục vụ quốc phòng; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước;
d) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng;
đ) Xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện, hợp thành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở các vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bàn xung yếu; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước;
e) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
g) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;
h) Đối ngoại quốc phòng;
i) Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại;
k) Xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;
l) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.

Theo quy định trên, việc xây dựng phòng thủ quân khu là một trong những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng hiện nay là gì?

Tại Điều 35 Luật Quốc phòng 2018 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn Bộ Quốc phòng như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham mưu, giúp việc Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển và vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương lập, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về quốc phòng, trình cấp có thẩm quyền quyết định;
4. Xây dựng, quản lý, chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
5. Chỉ đạo, hướng dẫn Bộ, ngành trung ương và địa phương thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ và công tác quốc phòng.

Theo đó, nhiệm vụ Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 35 Luật Quốc phòng 2018 như trên.

Phòng thủ quân khu Tải về trọn bộ các văn bản về Phòng thủ quân khu hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
LỄ TRUY TẶNG HUÂN CHƯƠNG BẢO VỆ TỔ QUỐC HẠNG 3, BẰNG TỔ QUỐC GHI CÔNG, HUY HIỆU TUỔI TRẺ DŨNG CẢM; TIỄN BIỆT 12 LIỆT SĨ QUÂN KHU 7
Pháp luật
Công điện 126/CĐ-TTg tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7 (xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)?
Pháp luật
Diễn tập quốc phòng được cấp giấy chứng nhận hy sinh dựa trên căn cứ nào? Xây dựng phòng thủ quân khu có phải nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân không?
Pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc quân khu nào? Phòng thủ quân khu bao gồm các hoạt động nào theo quy định?
Pháp luật
Phòng thủ quân khu là gì? Cơ quan nào có nhiệm vụ hướng dẫn Bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng phòng thủ quân khu?
Pháp luật
Quân nhân hy sinh trong diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu có được công nhận là liệt sỹ? Chế độ ưu đãi đối với thân nhân?
Pháp luật
Quân khu 7 là gì? Diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu là hình thức huấn luyện gì? Phòng thủ quân khu có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu là gì? Phòng thủ quân khu là gì? Khu vực phòng thủ là gì?
Pháp luật
Diễn tập phòng thủ là gì? Đối tượng diễn tập phòng thủ dân sự? Chế độ diễn tập phòng thủ dân sự?
Pháp luật
Quân khu được hiểu như thế nào? Khu vực phòng thủ bao gồm những nhiệm vụ gì theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng thủ quân khu
15,367 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng thủ quân khu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng thủ quân khu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào