Điểm giống nhau, khác nhau giữa công ty luật và văn phòng luật sư theo quy định mới nhất hiện nay?

Hiện nay, công ty luật bao gồm những loại hình công ty nào? Tôi muốn biết về điểm giống nhau, khác nhau giữa công ty luật và văn phòng luật sư theo quy định mới nhất hiện nay? Câu hỏi đến từ anh G.T sống ở Biên Hòa.

Công ty luật bao gồm những loại hình công ty nào?

Loại hình công ty luật căn cứ theo Điều 34 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:

Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.

- Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.

- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.

+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.

Giữa công ty luật và văn phòng luật sư có những điểm giống nhau nào?

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì cả công ty luật và văn phòng luật sư đều là tổ chức hành nghề luật sư, được thành lập và có đầy đủ các quyền của một tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 39 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012, cụ thể bao gồm các quyền như sau:

- Thực hiện dịch vụ pháp lý.

- Nhận thù lao từ khách hàng.

- Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư.

- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu.

- Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

- Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.

- Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.

- Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, để thành lập công ty luật và văn phòng luật sư thì đều phải đáp ứng những điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 như sau:

- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập một công ty luật hoặc văn phòng luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;

- Công ty luật hay văn phòng luật sư đều phải có trụ sở làm việc.

- Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

Điểm giống nhau, khác nhau giữa công ty luật và văn phòng luật sư

Điểm giống nhau, khác nhau giữa công ty luật và văn phòng luật sư

(Hình từ Internet)

Điểm khác nhau giữa công ty luật và văn phòng luật sư như thế nào?

Thứ nhất: Về loại hình doanh nghiệp khi thành lập

- Tại khoản 1 Điều 34 Luật Luật sư 2006 quy định thì công ty luật được thành lập dưới 2 loại hình doanh nghiệp là:

+ Công ty luật hợp danh;

+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn.

- Tại khoản 1 Điều 33 Luật Luật sư 2006 thì văn phòng luật sư được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Thứ hai: Về người đại diện theo pháp luật

- Đối với công ty luật được thành lập theo loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.

Còn đối với công ty luật được thành lập dưới loại hình công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty.

- Văn phòng luật sư thì sẽ do Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng.

Thứ ba: Về cách đặt tên công ty luật, văn phòng luật sư

Cũng giống như các doanh nghiệp bình thường khác được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên của công ty luật, văn phòng luật sư cũng không được trùng hoặc gây nhầm lần với các công ty luật và văn phòng luật đã được đăng ký hoạt động. Trong tên thì sẽ không được phép sử dụng những từ ngữ hoặc ký hiệu có vi phạm đến đạo đức, thuần phong, mỹ tục và các truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc.

- Đối với văn phòng luật sư: Tên của văn phòng luật sư phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Đối với công ty luật: Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn” và đáp ứng các tiêu chí trên.

Thứ tư: Về trách nhiệm và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty luật hoặc văn phòng luật sư

- Thành viên đứng ra thành lập văn phòng luật sư sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với văn phòng luật sư mà mình thành lập;

- Đối với công ty luật được thành lập dưới loại hình công ty luật hợp danh thì thành viên hợp danh phải có trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của công ty bằng các tài sản của công ty.

Trong trường hợp khi công ty có các khoản nghĩa vụ phải thanh toán mà số tài sản của công ty không đủ để có thể thanh toán hết các khoản nghĩa vụ thì các thành viên hợp danh của công ty phải sử dụng cả tài sản cá nhân của mình để có thể thanh toán hết các khoản nghĩa vụ của công ty.

Đối với trường hợp công ty luật được thành lập dưới loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên) thì cũng giống như trong quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, các thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp của mình.

Công ty luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luật sư nước ngoài có được làm việc theo hợp đồng cho công ty luật tại Việt Nam hay không?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật mới nhất? Hồ sơ chuyển đổi văn phòng luật sư?
Pháp luật
Giám đốc công ty luật TNHH một thành viên được làm Trưởng chi nhánh của nhiều chi nhánh trực thuộc công ty được không?
Pháp luật
Công ty luật sửa chữa sai lệch nội dung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký gia nhập Đoàn luật sư sẽ bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Công ty luật che giấu thông tin của cá nhân trong hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề luật sư sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Tải Mẫu Đơn đề nghị thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh tại Việt Nam?
Pháp luật
Mẫu giấy đăng ký hoạt động công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Tổng hợp Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật là mẫu nào theo quy định mới nhất 2024?
Pháp luật
Giám đốc công ty luật TNHH phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư đúng không? Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc công ty?
Pháp luật
Giám đốc công ty luật hợp danh có bắt buộc là luật sư không? Công ty luật hợp danh đăng ký hoạt động ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công ty luật
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,330 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công ty luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công ty luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào