Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì? Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định khi nào?
Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì?
Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT như sau:
Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là điểm đen) là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mà tại đó có xảy ra tai nạn giao thông.
Như vậy, theo quy định trên thì điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mà tại đó có xảy ra tai nạn giao thông.
Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì? (Hình từ Internet)
Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định khi nào?
Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định theo quy định tại Điều 5 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT như sau:
Tiêu chí xác định điểm đen
Điểm đen được xác định khi tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (tính từ ngày 16 tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 12 năm sau) tại điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Xảy ra 01 (một) vụ tai nạn giao thông có chết người.
2. Xảy ra 02 (hai) vụ tai nạn giao thông trở lên.
3. Có đồng thời từ 02 (hai) tiêu chí của điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trở lên và xảy ra 01 (một) vụ tai nạn giao thông trở lên.
Như vậy, theo quy định trên thì điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định khi tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (tính từ ngày 16 tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 12 năm sau) tại điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông có chết người.
- Xảy ra 02 vụ tai nạn giao thông trở lên.
- Có đồng thời từ 02 tiêu chí của điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trở lên và xảy ra 01 (một) vụ tai nạn giao thông trở lên.
Ai có trách nhiệm bàn giao hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa cho chủ đầu tư để xử lý trong dự án?
Ai có trách nhiệm bàn giao hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa cho chủ đầu tư để xử lý trong dự án, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT như sau:
Đối với đường thủy nội địa quốc gia
1. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực chủ trì thực hiện quy định tại các điều 8, 9, 10, 11 và 13 của Thông tư này và xử lý ngay trong trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông liên quan đến luồng.
2. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam xây dựng kế hoạch định kỳ, dài hạn trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và thực hiện xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa.
3. Đối với các điểm đen trên đường thủy nội địa có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp, Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực bàn giao hồ sơ điểm đen cho chủ đầu tư để xử lý trong dự án. Trường hợp dự án chưa triển khai, cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời đảm bảo an toàn giao thông.
Đồng thời tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT như sau:
Đối với đường thủy nội địa địa phương
1. Sở Giao thông vận tải chủ trì thực hiện quy định tại các điều 8, 9, 10,11, 13 của Thông tư này và xử lý ngay trong trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông liên quan đến luồng.
2. Sở Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch định kỳ, dài hạn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và thực hiện xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa.
3. Đối với các điểm đen trên đường thủy nội địa có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp, Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực bàn giao hồ sơ điểm đen cho chủ đầu tư để xử lý trong dự án. Trường hợp dự án chưa triển khai, Sở Giao thông vận tải hoặc đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời đảm bảo an toàn giao thông.
Như vậy, theo quy định trên thì đối với các điểm đen trên đường thủy nội địa quốc gia có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp thì Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực bàn giao hồ sơ điểm đen cho chủ đầu tư để xử lý trong dự án.
+ Trường hợp dự án chưa triển khai, cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời đảm bảo an toàn giao thông.
- Đối với các điểm đen trên đường thủy nội địa địa phương có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp, Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực bàn giao hồ sơ điểm đen cho chủ đầu tư để xử lý trong dự án.
+ Trường hợp dự án chưa triển khai, Sở Giao thông vận tải hoặc đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời đảm bảo an toàn giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?