Dịch vụ viễn thông khẩn cấp là gì? Doanh nghiệp viễn thông không thông báo cho người sử dụng dịch vụ các số liên lạc khẩn cấp sẽ bị xử phạt thế nào?
- Dịch vụ viễn thông khẩn cấp là gì?
- Doanh nghiệp viễn thông không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các số liên lạc khẩn cấp sẽ bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các số liên lạc khẩn cấp không?
Dịch vụ viễn thông khẩn cấp là gì?
Theo quy định tại Điều 29 Luật Viễn thông 2009 về dịch vụ viễn thông khẩn cấp như sau:
Dịch vụ viễn thông khẩn cấp
1. Dịch vụ viễn thông khẩn cấp là dịch vụ gọi đến các số liên lạc khẩn cấp của cơ quan công an, cứu hỏa, cấp cứu.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các số liên lạc khẩn cấp trong quy hoạch kho số viễn thông quốc gia; hướng dẫn thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông khẩn cấp.
3. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm:
a) Thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông và đăng trong Danh bạ điện thoại công cộng các số liên lạc khẩn cấp;
b) Bảo đảm khả năng truy nhập của người sử dụng dịch vụ viễn thông đến các số liên lạc khẩn cấp;
c) Miễn giá cước gọi đến các số liên lạc khẩn cấp cho người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định nội hạt.
Theo quy định trên, dịch vụ viễn thông khẩn cấp là dịch vụ gọi đến các số liên lạc khẩn cấp của cơ quan công an, cứu hỏa, cấp cứu.
Và Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan quy định các số liên lạc khẩn cấp trong quy hoạch kho số viễn thông quốc gia; hướng dẫn thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông khẩn cấp.
Dịch vụ viễn thông khẩn cấp là gì? Doanh nghiệp viễn thông không thông báo cho người sử dụng dịch vụ các số liên lạc khẩn cấp sẽ bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp viễn thông không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các số liên lạc khẩn cấp sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về dịch vụ viễn thông khẩn cấp và báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định như sau:
Vi phạm các quy định về dịch vụ viễn thông khẩn cấp và báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
1. Không bảo đảm khả năng truy nhập của người sử dụng dịch vụ viễn thông đến các số liên lạc khẩn cấp hoặc dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định.
2. Không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, không đăng trong Danh bạ điện thoại công cộng các số liên lạc khẩn cấp.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, doanh nghiệp viễn thông không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các số liên lạc khẩn cấp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các số liên lạc khẩn cấp không?
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, doanh nghiệp viễn thông không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các số liên lạc khẩn cấp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 30.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp 1 gương có bị phạt không 2025 theo Nghị định 168? Quy định lắp gương chiếu hậu xe máy?
- Mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bản tự nhận xét cá nhân học sinh mới nhất? Cách viết mẫu bản tự nhận xét cá nhân học sinh? Tải về?
- Thời điểm trừ điểm giấy phép lái xe là khi nào? Trừ điểm như thế nào khi cá nhân có nhiều hành vi vi phạm?
- Mẫu quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng?