Dịch vụ về tài nguyên nước có gồm dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa không?
Dịch vụ về tài nguyên nước có gồm dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 70 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Dịch vụ về tài nguyên nước
1. Các dịch vụ về tài nguyên nước bao gồm:
a) Dịch vụ hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước;
b) Dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa.
2. Tổ chức phải đáp ứng điều kiện sau đây để cung cấp dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Có quyết định thành lập tổ chức của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Có hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, thiết bị, phần mềm bảo đảm khả năng thực hiện dịch vụ;
c) Có đội ngũ cán bộ chuyên môn phù hợp thực hiện dịch vụ hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước, dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, dịch vụ về tài nguyên nước sẽ bao gồm dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa.
Ngoài ra, dịch vụ về tài nguyên nước còn bao gồm dịch vụ hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước.
Dịch vụ về tài nguyên nước có gồm dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa không? (Hình từ Internet)
Sản phẩm đối với dịch vụ về tài nguyên nước cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 38 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với sản phẩm của dịch vụ về tài nguyên nước bao gồm:
- Sản phẩm của dịch vụ bảo đảm phù hợp với quy định về điều hòa, phân phối tài nguyên nước, vận hành hồ chứa, liên hồ chứa;
- Sản phẩm của dịch vụ là cơ sở đủ tin cậy để điều phối hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước trên các lưu vực sông, tầng chứa nước nhằm tối ưu hóa lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường do nguồn nước mang lại; để vận hành hồ chứa linh hoạt, nâng cao hiệu quả điều tiết của hồ chứa trong việc phòng, chống, cắt giảm lũ, cấp nước hạ du;
- Thông tin, dữ liệu của sản phẩm dịch vụ được kết nối, liên thông, chia sẻ với Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
- Việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ ra quyết định bảo đảm kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cơ quan, tổ chức sử dụng dịch vụ.
Tổ chức cung cấp dịch vụ về tài nguyên nước có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong cung cấp, sử dụng dịch vụ về tài nguyên nước
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ về tài nguyên nước có trách nhiệm sau đây:
a) Bố trí, sử dụng các cán bộ chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nội dung công việc như quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 40 của Nghị định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về đội ngũ cán bộ chuyên môn tham gia thực hiện thì phải thông báo bằng văn bản tới tổ chức sử dụng dịch vụ, nêu rõ lý do thay đổi, điều chỉnh và kèm theo các giấy tờ chứng minh năng lực, kinh nghiệm của người được thay thế;
b) Bảo đảm tính trung thực về các nội dung kê khai trong hồ sơ năng lực tham gia thực hiện dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo không trung thực.
2. Tổ chức sử dụng dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa có trách nhiệm sau đây:
a) Chịu trách nhiệm và giám sát tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa;
b) Cam kết chịu trách nhiệm về số liệu và phương án vận hành;
c) Chịu trách nhiệm khi ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa; đề xuất phương án điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, an toàn;
d) Đối với đơn vị sử dụng dịch vụ là tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa, hàng năm thực hiện đánh giá chất lượng, hiệu quả của phương án vận hành do tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa cung cấp và báo cáo việc sử dụng dịch vụ về tài nguyên nước trong báo cáo hoạt động khai thác tài nguyên nước.
...
Theo đó, tổ chức cung cấp dịch vụ về tài nguyên nước sẽ có trách nhiệm sau:
- Bố trí, sử dụng các cán bộ chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nội dung công việc như quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 40 của Nghị định 54/2024/NĐ-CP.
Trong quá trình thực hiện, nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về đội ngũ cán bộ chuyên môn tham gia thực hiện thì phải thông báo bằng văn bản tới tổ chức sử dụng dịch vụ, nêu rõ lý do thay đổi, điều chỉnh và kèm theo các giấy tờ chứng minh năng lực, kinh nghiệm của người được thay thế;
- Bảo đảm tính trung thực về các nội dung kê khai trong hồ sơ năng lực tham gia thực hiện dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo không trung thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?
- Chuyên gia thực hiện hoạt động chuyên môn kỹ thuật hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được hưởng chế độ gì?
- Tải về 05 biểu mẫu về điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ mới nhất theo Nghị định 135?