Dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT là gì? Việc cung ứng dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT phải thực hiện theo các yêu cầu cơ bản nào?

Tôi có câu hỏi là dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT là gì? Việc cung ứng dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT phải thực hiện theo các yêu cầu cơ bản nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.T đến từ Quảng Ninh.

Dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT là gì?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 05/2019/TT-BGTVT, có quy định như sau:

Dịch vụ công ích thông tin duyên hải là dịch vụ do Hệ thống thông tin duyên hải cung ứng, bao gồm:
a) Dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT: là dịch vụ trực canh tiếp nhận các báo động cấp cứu INMARSAT từ phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp các thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn tới các cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn; đồng thời hỗ trợ kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và với các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác;
b) Dịch vụ trực canh cấp cứu COSPAS-SARSAT: là dịch vụ trực canh tiếp nhận các báo động cấp cứu COSPAS-SARSAT từ các phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp các thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn tới các cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và với các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác;
c) Dịch vụ trực canh cấp cứu DSC: là dịch vụ trực canh tiếp nhận các báo động cấp cứu DSC từ phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp tới cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác;
d) Dịch vụ trực canh cấp cứu RTP: là dịch vụ trực canh tiếp nhận các cuộc gọi cấp cứu qua phương thức thoại trên kênh 16 VHF từ phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp tới cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác;
đ) Dịch vụ phát MSI RTP: là dịch vụ phát quảng bá các thông tin an toàn hàng hải qua phương thức thoại trên kênh 16 VHF;
e) Dịch vụ phát MSI NAVTEX: là dịch vụ phát quảng bá các thông tin an toàn hàng hải qua phương thức in trực tiếp băng hẹp trên các tần số 518kHz, 490 kHz và 4209,5 kHz;
g) Dịch vụ phát MSI EGC: là dịch vụ phát quảng bá các thông tin an toàn hàng hải EGC qua hệ thống INMARSAT C;
h) Dịch vụ thông tin LRIT: là dịch vụ cung cấp thông tin LRIT của tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam và tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài theo Công ước SOLAS;
i) Dịch vụ kết nối thông tin ngành hàng hải: là dịch vụ vận hành mạng công nghệ thông tin nội bộ (gọi tắt là mạng intranet hàng hải) nhằm kết nối, chia sẻ thông tin chuyên ngành hàng hải do Đài trung tâm xử lý thông tin hàng hải Hà Nội cung cấp.

Như vậy, theo quy định trên thì dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT là dịch vụ trực canh tiếp nhận các báo động cấp cứu INMARSAT từ phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp các thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn tới các cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn; đồng thời hỗ trợ kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và với các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác.

Dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT

Dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT (Hình từ Internet)

Việc cung ứng dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT phải thực hiện theo các yêu cầu cơ bản nào?

Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2019/TT-BGTVT, có quy định về các yêu cầu về cung ứng dịch vụ công ích thông tin duyên hải như sau:

Các yêu cầu về cung ứng dịch vụ công ích thông tin duyên hải
Việc cung ứng dịch vụ công ích thông tin duyên hải thực hiện theo các yêu cầu cơ bản của các tiêu chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:
1. Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT:
a) Việc cung ứng dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT theo các yêu cầu về: Vùng dịch vụ; Thời gian trực canh; Ngôn ngữ trực canh; Độ khả dụng dịch vụ; Tỷ lệ báo động cấp cứu được xử lý thành công Thời gian chuyển tiếp thông tin phục vụ tìm kiếm cứu nạn tới phương tiện bị nạn; Phương thức trực canh; Phương thức liên lạc giữa phương tiện bị nạn với các đơn vị trên bờ,

Như vậy, theo quy định trên thì việc cung ứng dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT theo các yêu cầu sau:

- Vùng dịch vụ;

- Thời gian trực canh;

- Ngôn ngữ trực canh;

- Độ khả dụng dịch vụ;

- Tỷ lệ báo động cấp cứu được xử lý thành công Thời gian chuyển tiếp thông tin phục vụ tìm kiếm cứu nạn tới phương tiện bị nạn;

- Phương thức trực canh;

- Phương thức liên lạc giữa phương tiện bị nạn với các đơn vị trên bờ.

Thời gian lưu trữ dữ liệu các sự kiện báo động cấp cứu INMARSAT là bao lâu?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2019/TT-BGTVT, có quy định về các yêu cầu về cung ứng dịch vụ công ích thông tin duyên hải như sau:

Các yêu cầu về cung ứng dịch vụ công ích thông tin duyên hải
1. Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT:
b) Dữ liệu các sự kiện báo động cấp cứu INMARSAT (dữ liệu các báo động cấp cứu và quá trình xử lý các báo động cấp cứu) do Đài Thông tin vệ tinh mặt đất INMARSAT Hải Phòng thu được phải được lưu trữ để giám sát, nghiệm thu dịch vụ công ích thông tin duyên hải. Việc lưu trữ theo các yêu cầu về:
Phương thức lưu trữ: Lưu trữ dữ liệu trên máy tính và lưu trữ hồ sơ giấy.
Thời gian lưu trữ: Tối thiểu 01 năm.

Như vậy, theo quy định trên thì thời gian lưu trữ dữ liệu các sự kiện báo động cấp cứu INMARSAT tối thiểu là 01 năm.

Dịch vụ công ích
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phí dịch vụ là gì? Các thành phần chi phí trong dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị được xác định như thế nào?
Pháp luật
Những dịch vụ công ích nào thuộc Danh mục dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại?
Pháp luật
Sản phẩm, dịch vụ công ích là gì? Đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích cần đảm bảo những điều kiện gì?
Pháp luật
Dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT là gì? Việc cung ứng dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT phải thực hiện theo các yêu cầu cơ bản nào?
Pháp luật
Xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích về duy trì hệ thống chiếu sáng đô thị theo quy định nào?
Pháp luật
Chi phí trong dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị gồm các thành phần nào? Định mức dự toán dịch vụ công ích đô thị dùng cho việc gì?
Pháp luật
Công trình cải tạo phát triển cây xanh có phải công trình dịch vụ công ích đô thị? Có cần lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
Pháp luật
Dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí là dịch vụ phát hành các loại báo nào theo quy định?
Pháp luật
Việc lập dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi được thực hiện thế nào? Việc phân bổ dự toán được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ công ích
1,226 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ công ích
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào