Dịch bệnh động vật là gì? Chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản khi giám sát dịch bệnh động vật thực hiện các hoạt động nào?
Dịch bệnh động vật là gì?
Dịch bệnh động vật được giải thích tại khoản 8 Điều 3 Luật Thú y 2015 như sau:
Dịch bệnh động vật là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
Theo đó, dịch bệnh động vật là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
Dịch bệnh động vật là gì? (Hình từ Internet)
Phòng, chống dịch bệnh động vật gồm những nội dung nào?
Phòng, chống dịch bệnh động vật gồm những nội dung được quy định tại Điều 14 Luật Thú y 2015 như sau:
Nội dung phòng, chống dịch bệnh động vật
1. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán, chữa bệnh; quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi; giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh; điều tra dịch bệnh; phân tích nguy cơ; khống chế dịch bệnh động vật.
2. Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
3. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; thực hiện chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người.
4. Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh động vật, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật.
5. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.
Như vậy, phòng, chống dịch bệnh động vật gồm những nội dung sau:
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán, chữa bệnh; quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi; giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh; điều tra dịch bệnh; phân tích nguy cơ; khống chế dịch bệnh động vật.
- Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
- Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; thực hiện chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người.
- Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh động vật, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.
Cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản khi giám sát dịch bệnh động vật thực hiện các hoạt động nào?
Cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản khi giám sát dịch bệnh động vật thực hiện các hoạt động được quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Thú y 2015 như sau:
Giám sát dịch bệnh động vật
1. Giám sát dịch bệnh động vật nhằm phát hiện sớm dịch bệnh có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người.
2. Chương trình giám sát dịch bệnh động vật được cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật để khuyến khích chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật.
3. Chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng và giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Khi tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật quy định tại khoản 2 Điều này, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và được vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
c) Theo dõi, ghi chép quá trình nuôi, phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật;
d) Báo cho chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả kiểm tra xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.
4. Cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả xét nghiệm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.
...
Theo đó, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các hoạt động sau đây:
- Xây dựng và giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
- Khi tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật quy định tại khoản 2 Điều này, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và được vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
- Theo dõi, ghi chép quá trình nuôi, phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật;
- Báo cho chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả kiểm tra xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?