Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được đặt tại đâu? Có những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư?
Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được đặt tại đâu?
Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại tiểu mục 2 Mục VI Nội quy tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-BKHĐT năm 2015 như sau:
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
1. Bộ phận thường trực tiếp công dân
Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị thường trực tiếp công dân.
2. Địa điểm tiếp công dân:
Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt tại số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
3. Thời gian tiếp công dân thường xuyên:
3.1. Lịch tiếp công dân thường xuyên
Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần
- Sáng: Từ 8.00 giờ đến 12.00 giờ;
- Chiều: Từ 13.00 giờ đến 17.00 giờ;
3.2. Những ngày không tiếp công dân
Thứ Bảy, Chủ nhật và các Ngày lễ theo quy định của Chính phủ.
3.3. Lịch tiếp công dân của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và các Cục trưởng thuộc Bộ
Lịch tiếp công dân định kỳ hàng tháng và đột xuất của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và các Cục trưởng thuộc Bộ sẽ được thông báo bằng văn bản và niêm yết tại phòng tiếp công dân và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy, theo quy định, địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được đặt tại số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được đặt tại đâu? (Hình từ Internet)
Có những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư?
Những hành vi bị nghiêm cấm trong việc tiếp công dân được quy định tại Mục V Nội quy tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-BKHĐT năm 2015 như sau:
CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM
1. Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
2. Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp;
3. Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân;
4. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng;
5. Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;
6. Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ;
7. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân;
8. Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.
Như vậy, theo quy định, các hành vi bị nghiêm cấm trong việc tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm có:
(1) Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
(2) Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp;
(3) Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân;
(4) Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng;
(5) Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;
(6) Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ;
(7) Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân;
(8) Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.
Trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì giải quyết thế nào?
Trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung được quy định tại tiểu mục 7 Mục II Nội quy tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-BKHĐT năm 2015 như sau:
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH
...
5. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
7. Trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung thì phải cử người đại diện (Người đại diện phải là người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, người phản ảnh; có từ 05 đến 10 người thì cử 01 hoặc 02 người đại diện; có trên 10 người thì có thể cử thêm người đại diện nhưng không quá 05 người) để trình bày nội dung và làm việc với người tiếp công dân. Việc cử người đại diện phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký của tất cả những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử người đại diện.
8. Không được tự ý đi lại trong Trụ sở của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân.
9. Hết giờ làm việc, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không được lưu lại tại Địa điểm tiếp công dân.
Như vậy, theo quy định, trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung và làm việc với người tiếp công dân.
Lưu ý: Người đại diện phải là người khiếu nại, người tố cáo.
Trường hợp có từ 05 đến 10 người thì cử 01 hoặc 02 người đại diện; có trên 10 người thì có thể cử thêm người đại diện nhưng không quá 05 người).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?