Địa điểm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản phải được xây dựng, bố trí ở khu vực như thế nào?
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản là gì?
- Địa điểm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản phải được xây dựng, bố trí ở khu vực như thế nào?
- Việc vận chuyển sản phẩm thuỷ sản phải được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ thế nào mới phù hợp?
- Quy trình rã đông và cấp đông sản phẩm thủy sản tiến hành thực hiện như thế nào?
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản là gì?
Theo Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định về Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm như sau:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
+ Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
+ Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Như vậy, trên đây là điều kiện chung về đảm bảo an toàn thực phẩm để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản sao cho đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật.
Địa điểm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản phải được xây dựng, bố trí ở khu vực như thế nào?
Địa điểm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản phải được xây dựng, bố trí ở khu vực như thế nào?
Theo Mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT về Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản - Điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm, quy định chung đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản như sau:
"2.1.1. Địa điểm
2.1.1.1. Cơ sở phải được bố trí ở vị trí phù hợp, không bị ảnh hưởng của các yếu tố như: mùi hôi, khói, bụi, các tác nhân gây nhiễm khác từ môi trường xung quanh và không bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa, hoặc khi nước triều dâng cao.
2.1.1.2. Cơ sở đang hoạt động bị ảnh hưởng của các yếu tố kể trên, phải có biện pháp khắc phục, không để chúng trở thành nguồn gây nhiễm bẩn sản phẩm.
2.1.1.3. Địa điểm xây dựng/bố trí cơ sở phải hội đủ các yếu tố:
a. Có nguồn nước đảm bảo cho các hoạt động sản xuất thực phẩm.
b. Thuận tiện về giao thông vận chuyển sản phẩm thực phẩm."
Theo đó, cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nên được bố trí ở vị trí phù hợp, không bị ảnh hưởng của các yếu tố như: mùi hôi, khói, bụi, các tác nhân gây nhiễm khác từ môi trường xung quanh và không bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa, hoặc khi nước triều dâng cao. Địa điểm xây dựng/bố trí cơ sở có nguồn nước đảm bảo cho các hoạt động và thuận tiện về giao thông vận chuyển sản phẩm thực phẩm.
Việc vận chuyển sản phẩm thuỷ sản phải được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ thế nào mới phù hợp?
Theo Mục 2.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT về Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản - Điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm quy định về vận chuyển
"2.3.1. Quy định chung về vận chuyển
2.3.1.1. Thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản phải được thao tác cẩn thận trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển, tránh làm hư hại, làm bẩn bao bì và sản phẩm.
2.3.1.2. Không được sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm thuỷ sản để vận chuyển sản phẩm khác có thể gây nhiễm bẩn cho sản phẩm thuỷ sản. Nếu đã sử dụng để vận chuyển sản phẩm khác, phương tiện phải được vệ sinh và khử trùng cẩn thận trước khi sử dụng lại để vận chuyển sản phẩm thuỷ sản.
2.3.1.3. Bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thuỷ sản và các dụng cụ bên trong phương tiện vận chuyển phải nhẵn, dễ làm sạch và khử trùng. Không được vận chuyển sản phẩm thuỷ sản bằng các phương tiện không đảm bảo vệ sinh.
2.3.1.4. Phương tiện, dụng cụ vận chuyển sản phẩm thuỷ sản phải được làm vệ sinh và khử trùng trước và sau mỗi chuyến vận chuyển.
2.3.2. Yêu cầu về nhiệt độ trong quá trình vận chuyển
Trong trường hợp cần thiết, phương tiện vận chuyển hoặc container được sử dụng để vận chuyển sản phẩm thực phẩm phải có khả năng bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và cho phép theo dõi được nhiệt độ này.
2.3.3. Trách nhiệm khi vận chuyển và lưu kho
Người vận chuyển và thủ kho có trách nhiệm đảm bảo việc vận chuyển và bảo quản sản phẩm đang được lưu trữ, phải phù hợp với những quy định trong Quy chuẩn này."
Như vậy, trong trường hợp cần thiết, phương tiện vận chuyển hoặc container được sử dụng để vận chuyển sản phẩm thực phẩm phải có khả năng bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và cho phép theo dõi được nhiệt độ này.
Quy trình rã đông và cấp đông sản phẩm thủy sản tiến hành thực hiện như thế nào?
Theo Mục 2.6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT về Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản - Điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm quy định về Quy định riêng đối với chế biến sản phẩm thuỷ sản đông lạnh:
"2.6.1. Rã đông
2.6.1.1. Rã đông sản phẩm phải được tiến hành trong điều kiện vệ sinh, hạn chế thấp nhất nguy cơ làm giảm chất lượng sản phẩm.
2.6.1.2. Quá trình rã đông phải kết thúc khi nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -1oC. Sản phẩm đã rã đông phải được chế biến ngay. Khi cần thiết, sản phẩm rã đông phải được ướp nước đá để duy trì nhiệt độ gần 0oC nhưng cần đưa vào chế biến càng nhanh càng tốt.
2.6.2. Cấp đông
2.6.2.1. Sau khi tiến hành những công đoạn xử lý cần thiết, phải tiến hành cấp đông sản phẩm càng nhanh càng tốt. Nếu vì một lý do nào đó phải chờ đợi, sản phẩm phải được giữ ở nhiệt độ từ -1oC đến +4oC và cần đưa vào chế biến càng nhanh càng tốt.
2.6.2.2. Cấp đông sản phẩm thuỷ sản phải được tiến hành trong các thiết bị đủ công suất, đảm bảo đạt nhiệt độ đóng băng và thấp hơn càng nhanh càng tốt.
2.6.2.3. Khi lựa chọn phương pháp cấp đông, phải chú ý đến thời gian cấp đông, loại nguyên liệu và đặc tính của thành phẩm. Có thể sử dụng phương pháp cấp đông tiếp xúc, đông gió, hoặc sử dụng tác nhân lạnh bay hơi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
2.6.2.4. Chỉ được phép sử dụng không khí, nitơ lỏng, đioxyt cacbon rắn làm các tác nhân lạnh bay hơi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
2.6.2.5. Khi sắp xếp sản phẩm trong hầm đông, phải đảm bảo cho dòng không khí lạnh có thể đi qua toàn bộ bề mặt sản phẩm cần cấp đông."
Như vậy, quá trình rã đông sản phẩm thủy sản phải kết thúc khi nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -1oC. Sản phẩm đã rã đông phải được chế biến ngay. Khi cần thiết, sản phẩm rã đông phải được ướp nước đá để duy trì nhiệt độ gần 0oC nhưng cần đưa vào chế biến càng nhanh càng tốt và khi lựa chọn phương pháp cấp đông sản phẩm thủy sản , phải chú ý đến thời gian cấp đông, loại nguyên liệu và đặc tính của thành phẩm. Có thể sử dụng phương pháp cấp đông tiếp xúc, đông gió, hoặc sử dụng tác nhân lạnh bay hơi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?