Di sản viên hạng 4 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?
- Di sản viên hạng 4 có những nhiệm vụ gì khi làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập?
- Di sản viên hạng 4 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với di sản viên hạng 4 chuyên ngành di sản văn hóa như thế nào?
- Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với di sản viên hạng 4 có những tiêu chuẩn nào?
Di sản viên hạng 4 có những nhiệm vụ gì khi làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Di sản viên hạng IV - Mã số: V.10.05.18
1. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật thường xuyên tại đơn vị;
b) Thực hiện các công việc phục vụ nghiên cứu, tham gia điều tra, khảo sát hoặc trợ giúp việc xử lý, tổng hợp các thông tin, dữ liệu về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong phạm vi được giao;
c) Thực hiện phương án tu sửa hiện vật được phân công.
...
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định thì Di sản viên hạng III - Mã số: V.10.05.17 là một trong những chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.
Di sản viên hạng 4 khi làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập có những nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật thường xuyên tại đơn vị;
- Thực hiện các công việc phục vụ nghiên cứu, tham gia điều tra, khảo sát hoặc trợ giúp việc xử lý, tổng hợp các thông tin, dữ liệu về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong phạm vi được giao;
- Thực hiện phương án tu sửa hiện vật được phân công.
Di sản viên hạng 4 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (Hình từ Internet)
Di sản viên hạng 4 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Di sản viên hạng IV - Mã số: V.10.05.18
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng trung cấp trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.
...
Theo quy định trên, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với di sản viên hạng 4 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Có bằng trung cấp trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.
Di sản viên hạng 4 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với di sản viên hạng 4 chuyên ngành di sản văn hóa như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Di sản viên hạng IV - Mã số: V.10.05.18
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được những quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
b) Có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
c) Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
Như vậy, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với di sản viên hạng 4 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
- Nắm được những quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với di sản viên hạng 4 có những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành di sản văn hóa
1. Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, tuân thủ quy định của pháp luật, thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn; làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với nhân dân; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Có ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.
4. Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
5. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành di sản văn hóa nói chung và di sản viên hạng 4 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?