Di sản viên hạng 3 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?
- Di sản viên hạng 3 trong các đơn vị sự nghiệp công lập yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với di sản viên hạng 3 chuyên ngành di sản văn hóa như thế nào?
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng 3 cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Di sản viên hạng 3 trong các đơn vị sự nghiệp công lập yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Di sản viên hạng III - Mã số: V.10.05.17
1. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch hàng năm về nhiệm vụ chuyên môn bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được giao và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Xây dựng hồ sơ hiện vật, hồ sơ di tích, hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đạt các tiêu chuẩn khoa học; phân tích, xác định sơ bộ giá trị của hiện vật, di tích, di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các kết luận khoa học đã được công nhận để chuẩn bị cho việc quyết định nhập hiện vật vào kho bảo quản hoặc đăng ký hiện vật vào sổ kiểm kê bước đầu; lập danh mục và tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể;
c) Kiểm tra, đánh giá tình trạng hiện vật, đề xuất kế hoạch bảo quản, tu bổ, sắp xếp hiện vật trong kho bảo quản theo hệ thống đúng quy định;
d) Tham gia xây dựng các đề cương thiết kế trưng bày giới thiệu di sản văn hóa; phương án tu bổ, tôn tạo di tích và xây dựng mới, sửa chữa bảo tàng; đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
đ) Tham gia xây dựng nội dung và thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tại bảo tàng, di tích;
e) Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.
...
Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định thì Di sản viên hạng III - Mã số: V.10.05.17 là một trong những chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.
Theo quy định trên, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với di sản viên hạng 3 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Có bằng đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.
Di sản viên hạng 3 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với di sản viên hạng 3 chuyên ngành di sản văn hóa như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của di sản viên hạng III.
Như vậy, di sản viên hạng 3 trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sau:
- Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Có năng lực phân tích, tổng hợp những vấn đề được giao tham mưu, quản lý;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng 3 cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Di sản viên hạng III - Mã số: V.10.05.17
...
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III:
Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Theo đó, viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng 3 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng 4 hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng 4 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thể thao Việt Nam là ngày nào? Ngày thể thao Việt Nam hằng năm người lao động có được nghỉ làm hưởng lương không?
- Thu hồi giấy chấp thuận cơ sở kinh doanh đào tạo, thu hồi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ từ 1/1/2025 khi nào?
- Status mùng 1 Tết 2025, Cap mùng 1 Tết 2025 hay và ý nghĩa? Mùng 1 Tết ngày mấy, thứ mấy 2025?
- Mức phạt không đăng ký kinh doanh dạy thêm 2025 là bao nhiêu? Không đăng ký kinh doanh dạy thêm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nguyên tắc tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo Thông tư 14 bao gồm những nội dung như thế nào?