Di sản thừa kế trong di chúc không còn thì di chúc có hiệu lực hay không? Người lập di chúc muốn thay đổi di sản thừa kế có được không?
Di sản thừa kế trong di chúc không còn thì di chúc còn hiệu lực hay không?
Căn cứ theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 643. Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực."
Như vậy, di chúc không có hiệu lực nếu di sản thừa kế để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Tài sản được định là di sản thừa kế có chuyển nhượng được không?
Tài sản được định là di sản thừa kế có chuyển nhượng được không?
Điều kiện chuyển nhượng đất được quy định cụ thể tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:
"Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính."
Như vậy, trong trường hợp muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cần các điều kiện.
Trường hợp này ba bạn chưa mất thì di chúc chưa có hiệu lực. Ba bạn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng đối với quyền sử dụng đất cho dù đã được định di sản thừa kế. Vì cơ bản rằng hiện di chúc chưa có hiệu lực pháp luật nên việc định đoạt tài sản trên vẫn thuộc quyền của ba bạn.
Cho nên việc yêu cầu ba bạn hủy di chúc mới được sang tên là chưa đúng quy định.
Người lập di chúc muốn thay đổi di sản thừa kế thì làm thế nào?
Căn cứ theo Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ."
Như vậy, đối chiếu với quy định tại Điều 1 thì người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào.
Và di chúc cũ đã công chứng cần đáp ứng theo quy định tại Điều 56 Luật Công chứng 2014 như sau:
"Điều 56. Công chứng di chúc
...
3. Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó."
Như vậy, khi muốn thay đổi di sản thừa kế trong di chúc thì người lập di chúc có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc thay đổi di sản trên.
Nếu di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng biết việc thay thế di sản thừa kế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
- Mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán 2025 đơn giản, đẹp? Hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết 2025 Ất Tỵ ý nghĩa?
- Mẫu biên bản thỏa thuận công việc mới nhất? Người lao động có được tự do lựa chọn việc làm không?
- Lời chúc Tết giao thừa Ất tỵ 2025? Tổng hợp các lời chúc Tết giao thừa Ất tỵ 2025 hay, ý nghĩa?
- Ngày mấy giao thừa 2025? Giao thừa Tết Âm lịch 2025 là ngày 29 hay 30? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025?