Đi nghĩa vụ quân sự thì binh sĩ cần điều kiện gì để được xuất ngũ? Binh sĩ nghĩa vụ quân sự trước khi được xuất ngũ phải có quyết định của ai?
Đi nghĩa vụ quân sự thì binh sĩ cần điều kiện gì để được xuất ngũ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Điều kiện xuất ngũ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này.
Dẫn chiếu đến khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Như vậy có thể thấy rằng thông qua các quy định trên thì điều kiện để binh sĩ đi nghĩa vụ quân sự có thể xuất ngũ là đảm bảm về thời hạn phục vụ tại ngũ đủ điều kiện phục vụ tại ngũ trong 24 tháng.
Trong trường hợp được gia hạn kèo dài thời hạn phục vụ thì hết thời hạn kéo dài thì binh sĩ đi nghĩa vụ quân sự cũng sẽ được đủ điều kiện xuất ngũ.
Binh sĩ đi nghĩa vụ quân sự được xuất ngũ bằng hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 279/2017/TT-BQP như sau:
Hình thức xuất ngũ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ được xuất ngũ đúng thời hạn khi đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ sau thời hạn khi đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn theo quy định tại Khoản 1 Điều này và được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.
...
Theo đó, binh sĩ đi nghĩa vụ quân sự được xuất ngũ bằng hình thức như quy định trên rằng:
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ được xuất ngũ đúng thời hạn khi đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn 24 tháng tức 2 năm.
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ sau thời hạn khi đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn nhưng được kèo dài thì tối đa là kèo dài được 6 tháng và sẽ được xuất ngũ sau thời gian này.
Binh sĩ nghĩa vụ quân sự trước khi được xuất ngũ phải có quyết định của ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết xuất ngũ
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ.
2. Chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định xuất ngũ đối với từng hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền; tổ chức lễ tiễn hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giao quân.
3. Thời gian xuất ngũ phải được thông báo trước 30 ngày cho hạ sĩ quan, binh sĩ và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi giao quân hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập trước khi nhập ngũ.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức phải tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ.
Theo đó, thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết xuất ngũ thuộc về Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ là người quyết định xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ.
Như vậy, trước khi được xuất ngũ thì binh sĩ nghĩa vụ quân sự phải đợi quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình tất niên công ty cuối năm 2025 ngắn hay, ý nghĩa? Lời dẫn tiệc tất niên công ty cuối năm 2025 thế nào?
- Mức trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi cho người lao động của Quỹ hỗ trợ nông dân là bao nhiêu?
- Theo Nghị định 175, giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng nằm ở giai đoạn nào theo quy định?
- Tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc 2025 theo Nghị định 05/2025 đối với sản phẩm, bao bì ra sao?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế 2025 chính thức theo Nghị định 02/2025/NĐ-CP? Giấy hẹn khám lại sử dụng đến khi nào?