Đi nghĩa vụ công an 3 năm là có đúng quy định pháp luật hay không? Đăng ký đi nghĩa vụ công an thì có cần giấy chứng nhận nghĩa vụ quân sự hay không?
Đi nghĩa vụ công an 3 năm là có đúng quy định pháp luật hay không?
Căn cứ vào Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
“Điều 8. Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.
2. Thủ tục tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được áp dụng như tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.”
Theo đó, thời gian công dân đi nghĩa vụ công an là 24 tháng.
Như vậy, theo câu hỏi của bạn thì sẽ không có trường hợp nào theo quy định của pháp luật sẽ có thời gian đi nghĩa vụ công quan quá 24 tháng, trường hợp đặc biệt thì cũng chỉ là thêm 6 tháng nữa là tổng cộng 30 tháng mà thôi.
Cho nên, không có trường hợp nào đi nghĩa vụ công an mà vượt quá khoảng thời gian như đã phân tích trên.
Đi nghĩa vụ công an (Hình từ Internet)
Đăng ký đi nghĩa vụ công an thì có cần giấy chứng nhận nghĩa vụ quân sự hay không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Hồ sơ tuyển chọn
Công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân nộp cho Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) nơi công dân có hộ khẩu thường trú các giấy tờ sau:
1. Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập.
2. Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự.”
Theo đó, khi làm hồ sơ đăng ký đi nghĩa vụ công an thì phải có Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo mẫu và giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, bạn có thể thấy rằng giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự là một trong 2 điều kiện theo quy định trên trong hồ sơ đăng ký đi nghĩa vụ công an.
Đi nghĩa vụ công an có được ở lại làm việc tiếp tục trong công an nhân dân hay không?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 9. Chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp
1. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thời gian phục vụ tại ngũ từ 15 tháng đến dưới 24 tháng (tính đến thời điểm dự thi), kết quả phân loại hằng năm đạt hoàn thành nhiệm vụ trở lên, bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trong Công an nhân dân thì được xét, dự tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân theo quy định về tuyển sinh Công an nhân dân, tốt nghiệp ra trường được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
2. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, hết thời hạn phục vụ tại ngũ có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu sử dụng của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp. Tiêu chuẩn và tỷ lệ chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Việc xét tuyển phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và công bằng với mọi đối tượng."
Theo đó, Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, hết thời hạn phục vụ tại ngũ có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu sử dụng của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp.
Tiêu chuẩn và tỷ lệ chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Việc xét tuyển phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và công bằng với mọi đối tượng.
Như vậy, Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp thỉ đăng ký xét tuyển theo tiêu chuẩn và tỷ lệ do Bộ Công an quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?