Đi làm chưa đủ 12 tháng nên công ty không tính ngày nghỉ hằng năm thì có vi phạm pháp luật không?
Người lao động đi làm chưa đủ 12 tháng có được tính ngày nghỉ hằng năm không?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ phép năm như sau:
Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Như quy định trên thì người lao động làm đủ 12 tháng thì được được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương từ 12 ngày tùy trường hợp, tuy nhiên đối với người lao động chưa làm đủ 12 tháng thì vẫn được tính ngày nghỉ hằng năm và số ngày nghỉ tương ứng với số tháng làm việc. Ngoài ra người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp. Trường hợp người lao động không nghỉ phép thì những ngày nghỉ phép sẽ được người sử dụng lao động tính lương những ngày đó. Như vậy người lao động không tính ngày nghỉ phép hằng năm cho nhân viên vì lý do chưa đủ 12 tháng làm việc là vi phạm pháp luật.
Thời hạn tính ngày nghỉ hằng năm bắt đầu từ thời điểm học nghề, tập nghề hoặc thử việc theo quy định của pháp luật về lao động.
Đi làm chưa đủ 12 tháng nên công ty không tính ngày nghỉ hàng năm thì có vi phạm pháp luật không?
Quy định của pháp luật về nghỉ không lương như thế nào?
Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Tuy nhiên người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ không hưởng lương.
Như vậy việc nghỉ không hưởng lương quá một ngày mà không thỏa thuận được với người sử dụng lao động thì người lao động không được phép nghỉ, trường hợp này có thể bị phạt theo nội quy công ty hoặc nội dung hợp đồng đã ký kết nếu có.
Người sử dụng lao động không tính ngày nghỉ hằng năm cho người lao động theo quy định thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt đối với việc người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi không trả hoặc không trả đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm như sau:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?