Đi làm 11 ngày công thì doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) không?
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) được pháp luật quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) có thể đóng không liên tục, được tính cộng dồn tổng thời gian đã đóng BHXH.
Đi làm 11 ngày công thì doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) không?
Đi làm 11 ngày công thì doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) không?
Về việc đóng BHXH: Theo khoản 4 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:
"Điều 42. Quản lý đối tượng
1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
2. Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.
3. Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
[...]"
Điều khoản này được hiểu là căn cứ lịch làm việc thực tế mà người lao động và công ty đã thỏa thuận, nếu căn cứ vào lịch đó trong tháng người lao động nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên và không hưởng lương thì mới không đóng BHXH. Như vậy, đi làm 11 ngày công thì doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ).
Đối với trường hợp công ty và người lao động đã thỏa thuận lịch làm việc cố định hàng tháng ví dụ là 10 ngày làm việc, vậy người lao động này (dù tháng đó có việc riêng nghỉ cả 10 ngày không hưởng lương) sẽ không phát sinh trường hợp nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (vì người lao động này trong tháng chỉ có 10 ngày làm việc). Do đó:
- Nếu hợp đồng từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng: phải đóng BHXH, nhưng không đóng BHYT và BHTN;
- Nếu hợp đồng từ 3 tháng trở lên: phải đóng BHXH, BHYT và BHTN.
Truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định pháp luật
Quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ghi nhận các trường hợp truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Khoản 4 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
(1) Các trường hợp truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động bao gồm:
a) Điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
b) Đóng bù thời gian chưa đóng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
(2) Số tiền truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này số tiền truy thu không phải tính lãi chậm đóng.
Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng bảo hiểm xã hội thì số tiền truy thu bảo hiểm xã hội được tính bao gồm số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.
b) Lãi suất truy thu được lấy bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề của năm tính truy thu.
(3) Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về đánh số căn hộ chung cư từ ngày 15/10/2024 ra sao? Nhiệm kỳ của Ban quản trị nhà chung cư trong bao lâu?
- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghệ cao không?
- Nhà đầu tư có được hoạt động kinh doanh pháo nổ? Nhà đầu tư kinh doanh pháo nổ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Được đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án nơi mình đã từng làm việc không? Nếu không được có bị xử phạt?
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư? Khi nào lập phương án bồi thường, tái định cư?