Để thực hiện dân chủ trong cơ sở y tế Công an nhân dân, cán bộ y tế tham gia ý kiến những nội dung gì? Cán bộ y tế tham gia ý kiến bằng những hình thức gì?
Để thực hiện dân chủ trong cơ sở y tế Công an nhân dân, cán bộ y tế tham gia ý kiến những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 92/2020/TT-BCA quy định về Nội dung cán bộ y tế tham gia ý kiến như sau:
Nội dung cán bộ y tế tham gia ý kiến
1. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ sở y tế.
2. Quy hoạch phát triển của cơ sở y tế và các đơn vị trực thuộc.
3. Chủ trương, biện pháp thực hiện cải cách hành chính; các nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 5 của Thông tư này theo quy định phân cấp về quản lý cán bộ của Bộ Công an.
4. Kế hoạch công tác; kế hoạch thu chi tài chính hàng năm; kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở; kế hoạch cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao hàng năm; kế hoạch mua sắm, thanh lý tài sản của cơ sở y tế.
5. Chức trách, nhiệm vụ; nội quy, quy chế làm việc; quy định chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế và của các khoa, phòng. Các quy chế, quy định thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ y tế.
6. Biện pháp phòng hộ, an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, cải tiến chế độ làm việc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ y tế, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong cơ sở y tế.
7. Quy trình, thủ tục hành chính về đón tiếp, giải quyết công việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh: các biện pháp chống tệ quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu người bệnh, người nhà người bệnh và các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong khám bệnh, chữa bệnh.
8. Chương trình hành động thực hiện các phong trào thi đua của cơ sở y tế; bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm, báo cáo sơ kết công tác 6 tháng, tổng kết công tác năm của cơ sở y tế.
9. Những nội dung khác mà Thủ trưởng cơ sở y tế thấy cần thiết lấy ý kiến của cán bộ y tế.
Như vậy, để thực hiện dân chủ trong cơ sở y tế Công an nhân dân, cán bộ y tế tham gia ý kiến những nội dung được quy định cụ thể trên.
Thực hiện dân chủ trong cơ sở y tế Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Để thực hiện dân chủ trong cơ sở y tế Công an nhân dân, cán bộ y tế tham gia ý kiến bằng những hình thức gì?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 92/2020/TT-BCA quy định như sau:
Hình thức để cán bộ y tế tham gia ý kiến
1. Tham gia ý kiến trực tiếp với lãnh đạo cơ sở y tế, lãnh đạo khoa, phòng.
2. Qua hội nghị, hội thảo của cơ sở y tế.
3. Gửi ý kiến vào hòm thư góp ý của cơ sở y tế.
4. Qua mạng máy tính nội bộ cơ sở y tế (nếu có).
5. Cấp ủy đảng, các đoàn thể quần chúng lấy ý kiến của quần chúng, đảng viên, đoàn viên, hội viên...
6. Thông qua việc gặp gỡ, trao đổi, hướng dẫn, tư vấn trực tiếp với cán bộ y tế; các hình thức phù hợp khác (nếu có).
7. Gửi dự thảo văn bản để cán bộ tham gia ý kiến.
Theo quy định trên, hình thức để cán bộ y tế tham gia ý kiến thực hiện dân chủ trong cơ sở y tế Công an nhân dân gồm:
- Tham gia ý kiến trực tiếp với lãnh đạo cơ sở y tế, lãnh đạo khoa, phòng.
- Qua hội nghị, hội thảo của cơ sở y tế.
- Gửi ý kiến vào hòm thư góp ý của cơ sở y tế.
- Qua mạng máy tính nội bộ cơ sở y tế (nếu có).
- Cấp ủy đảng, các đoàn thể quần chúng lấy ý kiến của quần chúng, đảng viên, đoàn viên, hội viên...
- Thông qua việc gặp gỡ, trao đổi, hướng dẫn, tư vấn trực tiếp với cán bộ y tế; các hình thức phù hợp khác (nếu có).
- Gửi dự thảo văn bản để cán bộ tham gia ý kiến.
Cán bộ y tế tại các cơ sở y tế Công an nhân dân có trách nhiệm gì để thực hiện dân chủ?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 92/2020/TT-BCA quy định như sau:
Trách nhiệm thực hiện dân chủ của cán bộ y tế tại các cơ sở y tế
1. Chỉ được tiếp nhận tài liệu và giải quyết công việc của công dân, tổ chức tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị; bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật thông tin về người tố cáo theo quy định của pháp luật.
2. Khi công dân, tổ chức có yêu cầu, cán bộ y tế có trách nhiệm giải quyết các yêu cầu đó theo thẩm quyền. Những việc không thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ y tế phải thông báo để công dân, tổ chức biết và hướng dẫn công dân, tổ chức đến nơi có thẩm quyền giải quyết. Cán bộ y tế không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết công việc của công dân, tổ chức.
3. Công việc của công dân, tổ chức phải được cán bộ y tế nghiên cứu xử lý và kịp thời giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
4. Những công việc đã có thời hạn giải quyết theo quy định thì cán bộ y tế phải chấp hành đúng thời hạn đó. Trường hợp phức tạp đòi hỏi phải có thời gian để nghiên cứu giải quyết thì cán bộ y tế có trách nhiệm báo cáo người phụ trách trực tiếp và kịp thời thông báo cho công dân, tổ chức biết
Như vậy, trách nhiệm thực hiện dân chủ của cán bộ y tế tại các cơ sở y tế Công an nhân dân được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp dành cho chủ sở hữu công ty TNHH mới nhất? File word mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp?
- Điểm mới Luật Thuế giá trị gia tăng 2024? Khi nào Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 có hiệu lực?
- Nghị luận ý nghĩa của nụ cười trong cuộc sống ngắn gọn, ý nghĩa? Yêu cầu cần đạt đối với môn ngữ văn cấp 2 hiện nay?
- Phúc lợi lao động là gì? Việc tăng cường phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc trong Nghị định 145 được quy định thế nào?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh nhằm mục đích gì? Kinh phí hoạt động của Hội Cựu chiến binh?