Đèn chiếu sáng phía trước của xe mô tô phải có ít nhất bao nhiêu đèn theo quy chuẩn về kỹ thuật? Đèn soi biển số sau và còi điện của xe mô tô cần đáp ứng điều kiện gì về kỹ thuật?
Đèn chiếu sáng phía trước của xe mô tô phải có ít nhất bao nhiêu đèn theo quy chuẩn về kỹ thuật?
Căn cứ theo tiết 1.3.2 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2015/BGTVT giải thích như sau:
Xe mô tô: Phương tiện chạy bằng động cơ, có hai hoặc ba bánh (không bao gồm các xe được định nghĩa theo 1.3.1.) và đối với xe ba bánh có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg.
1.3.3. Xe trong Quy chuẩn này được phân theo các nhóm như sau:
Nhóm L1: Xe gắn máy hai bánh;
Nhóm L2: Xe gắn máy ba bánh;
Nhóm L3: Xe mô tô hai bánh;
Nhóm L4: Xe mô tô ba bánh được bố trí không đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe (xe có thùng bên);
Nhóm L5: Xe mô tô ba bánh được bố trí đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe.
...
Căn cứ theo tiết 2.8.2 tiểu mục 2.8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2015/BGTVT quy định về đèn chiếu sáng phía trước trong hệ thống chiếu sáng và tín hiệu như sau:
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
2.8. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
...
2.8.2. Đèn chiếu sáng phía trước
2.8.2.1. Đèn chiếu sáng phía trước phải phù hợp với giao thông bên phải.
2.8.2.2. Xe mô tô phải có ít nhất một đèn chiếu xa và ít nhất một đèn chiếu gần.
2.8.2.3. Xe gắn máy phải có ít nhất một đèn chiếu gần.
2.8.2.4. Xe nhóm L2, L5 có chiều rộng lớn hơn 1300 mm:
- Đối với xe L5 phải có ít nhất hai đèn chiếu xa và hai đèn chiếu gần;
- Đối với xe L2 phải có ít nhất hai đèn chiếu gần.
Khi lắp hai đèn chiếu sáng phía trước thì khoảng cách từ mép ngoài của bề mặt chiếu sáng đến mép ngoài của xe không được lớn hơn 100 mm.
2.8.2.5. Đèn phải có ánh sáng màu trắng, vàng nhạt.
2.8.2.6. Đèn phải lắp ở phía trước của xe, ánh sáng của đèn không gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp cho lái xe qua gương chiếu hậu và/hoặc qua các bề mặt phản quang khác của xe.
2.8.2.7. Đèn có thể bật sáng được bất kỳ lúc nào khi động cơ hoạt động. Phải có đèn báo hiệu khi đèn chiếu xa hoạt động và không nhấp nháy.
2.8.2.8. Đặc tính quang học của đèn chiếu sáng phía trước sử dụng lắp trên xe phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 35:2010/BGTVT.
2.8.2.9. Khi kiểm tra đèn lắp trên xe, cường độ sáng của đèn chiếu xa không nhỏ hơn 10000 cd. Độ lệch hướng chùm sáng của đèn chiếu xa như sau:
- Theo phương thẳng đứng: lệch lên - 0/100; lệch xuống - không lớn hơn 20/100;
- Theo phương nằm ngang: lệch trái - không lớn hơn 1/100; lệch phải - không lớn hơn 2/100.
2.8.2.10. Đèn chiếu xa độc lập có thể được lắp ở trên hoặc dưới hoặc bên cạnh một đèn chiếu gần. Nếu lắp cạnh đèn chiếu gần thì tâm hình học của chúng phải đối xứng qua mặt mặt phẳng trung tuyến dọc xe.
2.8.2.11. Chiều cao tâm hình học của đèn tính từ mặt đỗ xe không thấp hơn 500 mm và không cao hơn 1200 mm.
Theo đó, đèn chiếu sáng phía trước của xe mô tô phải phù hợp với giao thông bên phải. Xe mô tô phải có ít nhất một đèn chiếu xa và ít nhất một đèn chiếu gần. Đồng thời, đèn phải có ánh sáng màu trắng, vàng nhạt và đáp ứng các quy định về kỹ thuật cụ thể nêu trên.
Đèn chiếu sáng phía trước xe mô tô (Hình từ Internet)
Đèn soi biển số sau của xe mô tô cần đáp ứng điều kiện gì về kỹ thuật?
Căn cứ theo tiết 2.8.3 tiểu mục 2.8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2015/BGTVT quy định như sau:
Đèn soi biển số sau
2.8.3.1. Phải có ít nhất một đèn.
2.8.3.2. Đèn phải có ánh sáng màu trắng không được nhìn thấy trực tiếp từ phía sau.
2.8.3.3. Độ sáng của đèn phải đảm bảo sao cho có thể nhìn rõ các chữ số trên biển số đăng ký trong đêm ở khoảng cách ít nhất 8 m từ phía sau hoặc độ chói nhỏ nhất tại các điểm đo trên biển số là 2 cd/m2.
2.8.3.4. Đèn phải sáng khi bật đèn chiếu sáng phía trước.
Theo đó, đèn soi biển số sau của xe mô tô phải có ít nhất một đèn. Đèn phải có ánh sáng màu trắng không được nhìn thấy trực tiếp từ phía sau.
Độ sáng của đèn phải đảm bảo sao cho có thể nhìn rõ các chữ số trên biển số đăng ký trong đêm ở khoảng cách ít nhất 8 m từ phía sau hoặc độ chói nhỏ nhất tại các điểm đo trên biển số là 2 cd/m2. Và phải sáng khi bật đèn chiếu sáng phía trước.
Âm lượng của còi điện xe mô tô cần đáp ứng điều kiện gì về kỹ thuật?
Căn cứ theo tiết 2.8.10 tiểu mục 2.8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2015/BGTVT quy định về còi điện trong hệ thống chiếu sáng và tín hiệu như sau:
Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
...
2.8.10. Còi điện
2.8.10.1. Xe phải lắp ít nhất một còi. Âm thanh của còi phải liên tục, âm lượng không được thay đổi.
2.8.10.2. Âm lượng của còi phải nằm trong khoảng từ 65 dB (A) đến 115 dB (A) khi đo ở vị trí cách 2 m tính từ phía trước xe và cao 1,2 m tính từ mặt đỗ xe.
2.8.10.3. Không được lắp còi cảnh báo hoặc chuông, tuy nhiên cho phép trang bị cho xe còi có âm lượng nhỏ để làm báo hiệu báo rẽ.
Theo đó, xe mô tô phải lắp ít nhất một còi. Âm thanh của còi phải liên tục, âm lượng không được thay đổi.
Âm lượng của còi phải nằm trong khoảng từ 65 dB (A) đến 115 dB (A) khi đo ở vị trí cách 2 m tính từ phía trước xe và cao 1,2 m tính từ mặt đỗ xe.
Đồng thời, không được lắp còi cảnh báo hoặc chuông, tuy nhiên cho phép trang bị cho xe còi có âm lượng nhỏ để làm báo hiệu báo rẽ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?