Đêm vọng Lễ Giáng sinh là gì? Lễ vọng giáng sinh và lễ chính giáng sinh là ngày nào? Giáng sinh có được nghỉ làm?
Đêm vọng Lễ Giáng sinh là gì? Lễ vọng giáng sinh và lễ chính giáng sinh là ngày nào?
* Đêm vọng Lễ Giáng sinh là gì?
Đêm vọng Lễ Giáng sinh là buổi tối trước ngày Lễ Giáng sinh, tính từ hoàng hôn của ngày 24 tháng 12 hằng năm. Thời điểm này được xem là một trong những dịp lễ hội văn hóa quan trọng nhất trong Kitô giáo Tây phương và ngày nay đã trở thành lễ hội lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Ý nghĩa của đêm vọng Lễ Giáng sinh:
+ Chờ đợi và hy vọng: Đêm vọng là thời gian để mọi người cùng nhau chờ đợi và hy vọng vào sự đến của Chúa Jesus, mang đến ánh sáng và niềm vui cho nhân loại.
+ Cầu nguyện và chiêm niệm: Trong đêm vọng, các tín đồ thường dành thời gian để cầu nguyện, chiêm niệm về ý nghĩa của sự ra đời của Chúa Jesus.
+ Chuẩn bị tâm hồn: Đây cũng là dịp để mọi người chuẩn bị tâm hồn mình để đón nhận tình yêu thương của Chúa.
* Lễ vọng giáng sinh và lễ chính giáng sinh là ngày nào?
Theo Công giáo Roma, đêm 24/12 là thời điểm ‘lễ vọng”. Vào thời gian này ở thánh đường và trong nhà đều trang trí những hình ảnh và biểu tượng của lễ Giáng Sinh như cây thông noel, hang đá tượng Đức Mẹ Maria, tượng Ba Vua, một số thiên thần,...
Lễ chính Giáng sinh diễn ra vào ngày hôm sau, tức ngày 25 tháng 12. Đây là ngày chính thức kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Đêm vọng Lễ Giáng sinh là gì? Lễ vọng giáng sinh và lễ chính giáng sinh là ngày nào? (Hình từ Internet)
Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đối chiếu với quy định trên thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Theo đó, Lễ Giáng sinh không nằm trong những ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định của Bộ luật Lao động.
Do đó, người lao động không được nghỉ làm vào ngày Lễ Giáng sinh.
Tuy nhiên, nếu người lao động muốn nghỉ làm vào ngày Lễ Giáng sinh thì có thể áp dụng 2 cách sau đây:
Cách 1: Xin nghỉ trừ vào phép năm, được hưởng nguyên lương. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. (Theo quy định tại điều 113 Bộ luật Lao động 2019).
Cách 2: Xin nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương (Theo quy định tại điều 115 Bộ luật Lao động 2019). Cụ thể:
(1) Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
(2) Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
(3) Ngoài 2 trường hợp trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Lễ Giáng sinh có thuộc một trong những ngày lễ lớn của nước ta?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về các ngày lễ lớn trong nước như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, mặc dù Giáng sinh là một ngày lễ quan trọng, đặc biệt đối với những người theo đạo Kitô giáo. Tuy nhiên, đây lại không phải là một ngày lễ lớn của nước Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn xin nghỉ trực Tết dành cho người lao động? Người lao động trực Tết Âm lịch hưởng lương thế nào?
- Tải về Mẫu Báo cáo công tác chuyển tuyến định kỳ cho người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh mới nhất?
- Mẫu đơn yêu cầu chia di sản thừa kế gửi Tòa án? Di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ chia như thế nào?
- Có cần phải xây dựng Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư nếu chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu không?
- Xin giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội thế nào khi NLĐ cần nghỉ bệnh dài hơn 30 ngày? Mức hưởng ra sao?