Đề xuất về quy định chuyên môn trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính như thế nào?
Việc nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện đang có được đề xuất thế nào?
Đề xuất tại Điều 13 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính tải, chuyên môn để nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện được quy định như sau:
Quy định chuyên môn để nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có ít nhất 02 trong các dấu hiệu tâm lý nhận diện người có giới tính khác giới tính hiện có sau đây:
a) Sự không thống nhất đặc trưng giữa trải nghiệm, thể hiện giới và các đặc điểm giới tính chính (bộ phận sinh dục) hoặc phụ (các bộ phận khác trừ cơ quan sinh dục);
b) Mong muốn mạnh mẽ để thoát khỏi đặc điểm giới tính;
c) Mong muốn mạnh mẽ về các đặc điểm của giới tính khác;
d) Mong muốn mạnh mẽ được đối xử như người có giới tính khác;
g) Có niềm tin mãnh liệt về cảm xúc và phản ứng điển hình của một giới tính khác;
2. Bệnh viện được phép can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phải thành lập Hội đồng xác định giới tính để nhận diện người đề nghị chuyển đổi giới tính có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có. Thành phần của Hội đồng tối thiểu là 02 người, bao gồm bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, ngoài ra có thể có mời thêm chuyên gia có kinh nghiệm tối thiểu 05 năm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến người chuyển đổi giới tính.
Hội đồng phải bảo đảm có khả năng sử dụng tiêu chuẩn ICD phiên bản hiện hành để chẩn đoán; có khả năng chẩn đoán các vấn đề tâm thần và phân biệt với phiền muộn giới; có kiến thức và kỹ năng về tham vấn và trị liệu tâm lý; có kiến thức về nhận diện giới, phiền muộn giới liên quan đến người chuyển đổi giới tính.
...
Theo đó, bệnh viện được phép can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phải thành lập Hội đồng để nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện.
Thành phần của Hội đồng tối thiểu là 02 người, bao gồm bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, ngoài ra có thể có mời thêm chuyên gia có kinh nghiệm tối thiểu 05 năm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến người chuyển đổi giới tính.
Trong đó, tiêu chuẩn ICD là tiêu chuẩn phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan được quy định tại Quyết định 4469/QĐ-BYT năm 2020.
Đề xuất về quy định chuyên môn trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính? (Hình ảnh từ Internet)
Đề xuất quy định chuyên môn về điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính?
Quy định về chuyên môn về điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính được đề xuất tại Điều 14 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính Tải, cụ thể:
- Việc điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính phải được thực hiện đầy đủ theo các bước sau đây:
+ Trao đổi với người đề nghị chuyển đổi giới tính về mục tiêu muốn đạt được, tiền sử sức khoẻ của người đó.
+ Khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính bảo đảm sức khoẻ và không có chống chỉ định với điều trị nội tiết tố sinh dục.
+ Tư vấn cho cá nhân yêu cầu chuyển đổi giới tính về các thay đổi tích cực và tiêu cực trong quá trình điều trị, đặc biệt về sức khoẻ sinh sản; các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình điều trị; hướng dẫn lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp với sức khỏe và mong muốn của người đề nghị chuyển đổi giới tính.
+ Lập hồ sơ điều trị để theo dõi liên tục các về sức khoẻ qua các lần thăm khám và làm xét nghiệm định kỳ để đánh giá hiệu quả và theo dõi tác dụng phụ.
+ Trao đổi với chuyên gia tâm lý, bác sỹ phẫu thuật về liệu pháp nội tiết tố sinh dục đang sử dụng trên người đề nghị chuyển đổi giới tính để điều chỉnh liều dùng phù hợp.
- Bác sỹ chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục cho người đề nghị chuyển đổi giới tính tùy theo tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng nội tiết tố sinh dục của người điều trị. Nội tiết tố sinh dục được kê đơn phải được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định của pháp luật về dược. Việc điều trị theo hướng dẫn chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị, người đề nghị chuyển đổi giới tính phải tới khám kiểm tra tại Bệnh viện đang điều trị nội tiết tố sinh dục để bảo đảm cơ thể đáp ứng và có tiến triển với việc điều trị. Bệnh viện phải ghi đầy đủ các lần và kết quả điều trị vào hồ sơ theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
Đề xuất quy định chuyên môn về phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính như thế nào?
Chuyên môn về phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính được đề xuất tại Điều 15 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính Tải, như sau:
+ Giải thích cho người đề nghị chuyển đổi giới tính về các phương pháp phẫu thuật, ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp; hiệu quả và các rủi ro, biến chứng của từng phương pháp;
+ Lập hồ sơ bệnh án, kế hoạch điều trị, tái khám và theo dõi định kỳ trong tương lai;
+ Khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính đủ sức khoẻ bảo đảm phẫu thuật và chống chỉ định với phẫu thuật;
+ Trường hợp chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ: Điều trị nội tiết tố sinh dục 01 (một) năm rồi mới phẫu thuật ngực bằng biện pháp đặt túi ngực hoặc cấy ghép mỡ tự thân; phẫu thuật bộ phận sinh dục: cắt bỏ dương vật, cắt bỏ tinh hoàn, tạo hình âm đạo, âm vật, âm hộ;
+ Trường hợp chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam: Phẫu thuật ngực bằng biện pháp cắt ngực, tạo hình khuôn ngực nam giới; phẫu thuật bộ phận sinh dục: cắt bỏ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng, tái tạo niệu đạo kết hợp với tăng kích thước dương vật, phẫu thuật cắt bỏ âm đạo, tạo hình bìu, cấy ghép mô nhân tạo gây cương cứng hay tinh hoàn nhân tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?