Đề xuất quy định về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện như thế nào?

Đề xuất quy định về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện như thế nào? - Anh Thọ (TP.HCM)

Đề xuất quy định chuẩn mực đạo đức về tính chính trực, liêm chính của cán bộ, công chức và viên chức như thế nào?

Định hướng đề xuất tại Điều 4 Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ kèm theo Dự thảo 2 Nghị định Ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ tải về tính chính trực, liêm chính của cán bộ, công chức và viên chức như sau:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức thiết lập sự tin tưởng, độ tin cậy cho tổ chức, công dân trong quá trình làm việc; tuân thủ pháp luật và cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật.

(2) Khi thực hiện công việc chuyên môn cán bộ, công chức, viên chức phải trung thực, trách nhiệm, thẳng thắn, không bao che các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức.

(3) Cán bộ, công chức, viên chức không được lợi dụng vị trí công tác, chức vụ để mưu cầu lợi ích cá nhân; không để các thành viên gia đình, cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác liên quan đến công việc, nhiệm vụ do cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết.

(4) Cán bộ, công chức, viên chức phải công khai thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật; bảo vệ và giữ gìn tài sản của Nhà nước, không sử dụng tài sản của Nhà nước, của Nhân dân trái pháp luật.

Đề xuất Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ quy định về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức? (Hình ảnh từ Internet)

Tính khách quan, công bằng, bình đẳng của cán bộ, công chức và viên chức phải đảm bảo thế nào theo đề xuất mới?

Tính khách quan, công bằng, bình đẳng của cán bộ, công chức và viên chức được đề xuất tại Điều 5 Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ kèm theo Dự thảo 2 Nghị định Ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ tải:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức phải vô tư, khách quan; căn cứ vào quy định pháp luật để giải quyết công việc cho công dân và tổ chức; không thiên vị nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng trong quá trình giải quyết công việc.

(2) Cán bộ, công chức, viên chức không thực hiện các hành vi bất bình đẳng, phân biệt đối xử dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình 5 độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội, thành phần kinh tế của cá nhân, tổ chức dưới mọi hình thức.

Quy định chuẩn mực đạo đức về sự đúng mực, tính thận trọng, sự tận tụy và kịp thời của cán bộ, công chức và viên chức được đề xuất ra sao?

Sự đúng mực, tính thận trọng của cán bộ, công chức và viên chức đề xuất tại Điều 6 Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ kèm theo Dự thảo 2 Nghị định Ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ tải:

(1) Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải hành xử nghiêm túc, đúng mực, lịch thiệp, không được có lời nói, cử chỉ, hành động, trang phục phản cảm.

(2) Cán bộ, công chức, viên chức phải hành động thận trọng, phù hợp với quy định chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và quy định pháp luật.

(3) Cán bộ, công chức, viên chức không thu thập, sử dụng, phát tán thông tin của tổ chức, cá nhân trái quy định của pháp luật; không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

Điều 7 Bộ Quy tắc đạo đức công vụ kèm theo Dự thảo 2 Nghị định Ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ, đề xuất về sự tận tụy và kịp thời của cán bộ, công chức và viên chức tải:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức phải tận tụy với công việc, cống hiến hết mình trong thực hiện nhiệm vụ nhằm giải quyết nhanh nhất công việc được giao; không được tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

(2) Cán bộ, công chức, viên chức không được trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao hoặc tự ý kéo dài thời gian giải quyết công việc mà không có lý do chính đáng.

Đề xuất quy định chuẩn mực đạo đức về năng lực và sự chuyên cần của cán bộ, công chức và viên chức như thế nào?

Điều 8 Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ kèm theo Dự thảo 2 Nghị định Ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ, đề xuất về năng lực và sự chuyên cần của cán bộ, công chức và viên chức tải:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức phải thường xuyên học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng làm việc chuyên nghiệp.

(2) Cán bộ, công chức, viên chức phải thường xuyên cập nhật, nắm bắt đầy đủ, kịp thời các quy định pháp luật liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ; các vấn đề quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế.

(3) Cán bộ, công chức, viên chức phải chuyên tâm, cần cù, chịu khó, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Đồng thời, Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 ; Luật Viên chức 2010; Luật Phòng, chống tham nhũng 2018; Luật Tiếp công dân 2013; các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy định của ngành

Công chức TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CHỨC
Cán bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁN BỘ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Để chuyển sang công chức thì viên chức phải có 05 năm công tác?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Cách phân biệt và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
Pháp luật
Hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập theo Nghị định 130? Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 bản word?
Pháp luật
Theo quy định Phó Chánh văn phòng và Phó Chánh án tòa án nhân dân tối cao có phải là công chức không?
Pháp luật
Cán bộ là gì? Cán bộ có nghĩa vụ như thế nào theo quy định của pháp luật? Cụ thể những việc cán bộ không được làm?
Pháp luật
Thủ tục giải quyết thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức được thực hiện như thế nào? Mức hưởng trợ cấp thôi việc tính ra sao?
Pháp luật
Xét tặng danh hiệu 'Lao động tiên tiến' cho công chức viên chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn như thế nào?
Pháp luật
Áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch nước ngoài nhưng không được cho phép theo hình thức nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn và điều kiện tiếp nhận vào làm công chức của viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Hình thức bồi dưỡng đối với công chức viên chức theo tiêu chuẩn nào? Công chức viên chức khi tham gia các chương trình bồi dưỡng cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ công chức viên chức khi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức
2,392 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức Cán bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức Xem toàn bộ văn bản về Cán bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào