Đề xuất mở rộng phạm vi đánh thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường?
Đề xuất mở rộng phạm vi đánh thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường?
Tại Quyết định 508/QĐ-TTg năm 2022, về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra giải pháp cải cách thuế BVMT như sau: “nghiên cứu mở rộng đối tượng chịu thuế BVMT đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường"
Đồng thời nhằm phù hợp với pháp luật về BVMT, đảm bảo việc hạn chế việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường; đảm bảo bao quát các trường hợp phát sinh trên thực tế, đảm bảo tính công bằng, đúng nguyên tắc thu thuế BVMT đối với hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường (không phân biệt theo mục đích sử dụng), phù hợp với mục tiêu cải cách chính sách thuế BVMT theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế
Thì các cơ quan có thẩm quyền đã đề xuất bổ sung “hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm” vào đối tượng chịu thuế BVMT.
Cụ thể, tại tiểu mục V Mục B Phần 1 Phụ lục 2 Tờ trình Dự thảo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh năm 2023 (tại đây) các chủ thể có thẩm quyền đưa ra những đánh giá như sau:
- Do hiện nay Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 hiện hành quy định đánh thuế đối với túi ni lông, mà chưa quy định đánh thuế đối với hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm.
- Mà sản phẩm hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm đang được sử dụng rất rộng rãi. Loại vật dụng này được các cơ sở chế biến thực phẩm, các nhà hàng kinh doanh ăn uống ưa chuộng vì ngoài việc sử dụng tiện lợi, nhẹ thì loại sản phẩm này có giá thành rất rẻ.
- Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo việc sử dụng hộp nhựa xốp để đựng thực phẩm ẩn chứa rất nhiều nguy cơ tổn hại sức khỏe và môi trường. Cũng giống như túi ni lông, các sản phẩm hộp nhựa xốp rất khó phân hủy và thường mất rất nhiều thời gian trong việc phân hủy ngoài môi trường (thường phải mất từ 400-1.000 năm). Và do giá thành rẻ, cộng thêm thói quen sử dụng và vứt bỏ rác thải sinh hoạt của người dân Việt Nam vẫn còn tương đối mất kiểm soát nên tình trạng sử dụng và xả thải hộp nhựa xốp vẫn tràn lan.
- Theo đó, các chuyên gia đề xuất định hướng sửa đổi quy định về đối tượng chịu thuế BVMT là bổ sung loại hàng hóa là hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm. Nhằm tác động đến nhận thức về BVMT của toàn xã hội, điều chỉnh hành vi sản xuất, tiêu dùng theo hướng hạn chế việc sản xuất và sử dụng hộp nhựa xốp; khuyến khích sản xuất và sử dụng sản phẩm thay thế khác thân thiện với môi trường để góp phần BVMT.
Đề xuất mở rộng phạm vi đánh thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường? (Hình từ Internet)
8 loại hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường hiện hành là gì?
Căn cứ Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 thì đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường được phân thành 08 loại hàng như sau:
- Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
+ Xăng, trừ etanol;
+ Nhiên liệu bay;
+ Dầu diezel;
+ Dầu hỏa;
+ Dầu mazut;
+ Dầu nhờn;
+ Mỡ nhờn.
- Than đá bao gồm:
+ Than nâu;
+ Than an-tra-xít (antraxit);
+ Than mỡ;
+Than đá khác.
- Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
- Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
Đối tượng nào không chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 4 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 thì đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường được quy định gồm:
- Hàng hóa không quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
- Hàng hóa quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 không chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
+ Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
Và hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
+ Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?