Đề xuất hướng dẫn giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng ly hôn? Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?
- Nghĩa vụ chung về tài sản chung của vợ chồng được quy định như thế nào?
- Định đoạt tài sản riêng của vợ chồng theo Dự thảo mới?
- Hiệu lực thỏa thuận xác lập chế độ tài sản chung của vợ chồng như thế nào?
- Chia tài sản chung của vợ chồng liên quan đến người thứ ba như thế nào?
- Thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong vụ án hôn nhân và gia đình?
- Trường hợp người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài giải quyết như thế nào?
Nghĩa vụ chung về tài sản chung của vợ chồng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình quy định nghĩa vụ chung về tài sản chung của vợ chồng như sau:
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình.
- Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.
Định đoạt tài sản riêng của vợ chồng theo Dự thảo mới?
Căn cứ Điều 10 Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình quy định việc định đoạt tài sản riêng của vợ chồng như sau:
- Trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng riêng của vợ hoặc chồng đưa vào quản lý, sử dụng chung nếu tài sản sau quá trình được đưa vào quản lý, sử dụng mà giá trị tài sản đó tăng lên so với lúc đầu thì vợ, chồng phải chứng minh việc tăng lên này. Nếu việc tăng giá trị chứng minh được là từ tài sản riêng của chủ sở hữu, chủ sử dụng thì việc định đoạt tài sản không cần người vợ hoặc người chồng còn lại đồng ý. Ngược lại, nếu không chứng minh việc tăng giá trị tài sản từ tài sản riêng của chủ sở hữu, chủ sử dụng thì việc định đoạt cần phải có sự đồng ý của hai vợ chồng.
- Trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng phát sinh hoa lợi, lợi tức mà hoa lợi, lợi tức đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó cần sự đồng ý của vợ, chồng.
Đề xuất hướng dẫn giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng ly hôn? Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?
Hiệu lực thỏa thuận xác lập chế độ tài sản chung của vợ chồng như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình quy định như sau:
- Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn.
- Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận, sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định. Thỏa thuận sửa đổi sung chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 12 Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình quy định như sau:
Trường hợp Tòa án giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng trong vụ án ly hôn nếu thấy thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vi phạm khoản 1 Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình thì Tòa án có quyền tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu.
Chia tài sản chung của vợ chồng liên quan đến người thứ ba như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình quy định như sau: Trong vụ án ly hôn, khi giải quyết yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng mà đương sự (nguyên đơn hoặc bị đơn) có yêu cầu giải quyết quyền, nghĩa vụ về tài sản đối với người thứ ba nhưng Tòa án triệu tập người thứ ba đến thì người thứ ba không yêu cầu giải quyết, nguyên đơn và bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Tòa án vẫn giải quyết quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng với người thứ ba.
Trường hợp này, trong bản án, Tòa án phải ghi nhận quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng là chung hay riêng và giành quyền khởi kiện cho người thứ ba trong một vụ án khác.
Thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong vụ án hôn nhân và gia đình?
Căn cứ Điều 14 Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình quy định như sau:
- Vụ án hôn nhân và gia đình mà nguyên đơn và bị đơn đều có cùng nơi cư trú hoặc có nơi cư trú khác nhau nhưng tài sản tranh chấp là bất động sản ở một nơi khác thì thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định như sau:
+ Vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn mà nguyên đơn và bị đơn đều cư trú ở hai nơi khác nhau, tài sản là bất động sản lại ở nơi khác thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
+ Trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn thì Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp vụ án tranh chấp chia tài sản là bất động sản sau khi ly hôn mà nơi cư trú của bị đơn và nơi có bất động sản tranh chấp khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Trường hợp người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài giải quyết như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình quy định về việc cung cấp địa chỉ của nguyên đơn như sau:
- Trường hợp người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài và chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của bị đơn mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài, nếu thông qua thân nhân của bị đơn mà có căn cứ bị đơn vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Tòa án thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết.
- Nếu Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?