Đề xuất hỗ trợ 900 nghìn đồng/tháng tiền ăn cho học sinh bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số?
- Đề xuất hỗ trợ 900 nghìn đồng/tháng tiền ăn cho học sinh bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số đúng không?
- Điều kiện để học sinh bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng chính sách theo Dự thảo mới là gì?
- Nguyên tắc hưởng chính sách tại của học sinh bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Dự thảo ra sao?
Đề xuất hỗ trợ 900 nghìn đồng/tháng tiền ăn cho học sinh bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số đúng không?
Căn cứ theo Dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách. (sau đây gọi tắt là "Dự thảo").
Theo đó, mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú vùng đồng bào dân tộc thiếu số được đề xuất tại Điều 6 Dự thảo như sau:
Mức hưởng chính sách đối với trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên
...
2. Chính sách đối với học sinh bán trú và học viên bán trú
a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng là 900.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Mỗi học sinh, học viên phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí chỗ ở trong trường, hoặc do cần có sự hỗ trợ, chăm sóc đặc biệt của người thân (sức khỏe yếu, khuyết tật, nhỏ tuổi) thì mỗi tháng được hỗ trợ là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
d) Học sinh, học viên năm cuối cấp trung học phổ thông được hưởngchính sách quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này đến tháng thi tốt nghiệp nhưng không quá 10 tháng/năm học; học sinh bán trú có học tăng cường tiếng Việt trước khi vào học lớp 1 thì được hưởng thêm 01 tháng.
...
Như vậy, đối với học sinh bán trú, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất hỗ trợ 900.000 đồng mỗi tháng. Tối đa 09 tháng (8,1 triệu đồng) cho 01 năm học.
Đề xuất hỗ trợ 900 nghìn đồng/tháng tiền ăn cho học sinh bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số? (Hình từ Internet)
Điều kiện để học sinh bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng chính sách theo Dự thảo mới là gì?
Tại khoản 2 Điều 4 Dự thảo có đề cập như sau:
Điều kiện trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên được hưởng chính sách
...
2. Học sinh được hưởng chính sách học sinh bán trú phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:
a) Học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại trường phổ thông thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, nhà ở xa trường từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở, hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
b) Học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang học tại trường phổ thông thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, nhà ở xa trường từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
c) Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường trung học, nhà ở xa trường từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
d) Học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang học tại trường trung học, nhà ở xa trường từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.
Như vậy, dự kiến, để được hưởng các chính sách, dự kiến học sinh bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Nguyên tắc hưởng chính sách tại của học sinh bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Dự thảo ra sao?
Căn cứ Điều 5 Dự thảo như sau:
Nguyên tắc hưởng chính sách
1. Học sinh, học viên có sự trùng lặp về nội dung hỗ trợ quy định tại Nghị định này với các văn bản quy phạm pháp luật khác đang thực hiện có mức hỗ trợ cao hơn thì được hưởng theo mức hỗ trợ cao hơn quy định tại văn bản pháp luật khác.
2. Học sinh, học viên là đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội, học bổng khuyến khích học tập thì vẫn được hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này.
3. Học sinh, học viên lưu ban được hưởng chính sách quy định tại Nghị định này. Học sinh, học viên phải nghỉ học vì lý do chính đáng (ốm đau, tai nạn) thì vẫn được hưởng chính sách trong thời gian nghỉ học.
4. Học sinh, học viên không được hưởng chính sách quy định tại Nghị định này trong thời gian bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học.
Như vậy, việc tính hưởng chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được đề xuất thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
Hiện nay Dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến.
Ngay khi Dự thảo Nghị định được thông qua và có hiệu lực thi hành, Nghị định 116/2016/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực.
Xem toàn bộ Dự thảo Nghị định Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?