Đề xuất đổi mới, sáng tạo xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn có phải là điều kiện trong chính sách khuyến khích cán bộ năng động sáng tạo không?

Tôi có thắc mắc như sau: Đề xuất đổi mới, sáng tạo xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn có phải là điều kiện trong chính sách khuyến khích cán bộ năng động sáng tạo không? Mong được giải đáp. Xin cảm ơn. Câu hỏi của anh B (Vinh).

Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm như thế nào trong việc đề xuất và thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo?

Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm trong việc đề xuất và thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo được quy định tại Điều 4 Nghị định 73/2023/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc khuyến khích, bảo vệ cán bộ
1. Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung phải được khuyến khích, bảo vệ.
2. Khuyến khích, bảo vệ cán bộ có đề xuất đổi mới, sáng tạo được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, quyết định cho thực hiện trong phạm vi thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật, bảo đảm không trái quy định của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan nhà nước cấp trên và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Cán bộ có đề xuất đổi mới, sáng tạo được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, quyết định cho thực hiện, có kết quả đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, của ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị được ghi nhận, tôn vinh, khen thưởng xứng đáng. Cơ quan sử dụng cán bộ báo cáo, xin ý kiến cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp trước khi phê duyệt và đánh giá kết quả thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo.
4. Việc khuyến khích và bảo vệ cán bộ phải được thực hiện kịp thời, dân chủ, công khai, minh bạch; đúng đối tượng, trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan. Cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, xác định rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện đối với việc đề xuất và thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo.
5. Cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung có thể không bị xử lý trách nhiệm, được loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 Nghị định này.

Như vậy, theo quy định của pháp luật về nguyên tắc khuyến khích, bảo vệ cán bộ thì cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm trong việc đề xuất và thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo là phải kịp thời xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, xác định rõ các nguyên nhân khách quan và chủ quan từ đó đánh giá khách quan, toàn diện đối với việc đề xuất và thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo.

Đề xuất đổi mới, sáng tạo xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn có phải là điều kiện trong chính sách khuyến khích cán bộ năng động sáng tạo không?

Đề xuất đổi mới, sáng tạo xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn có phải là điều kiện trong chính sách khuyến khích cán bộ năng động sáng tạo không? (Hình từ internet)

Đề xuất đổi mới, sáng tạo xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn có phải là điều kiện trong chính sách khuyến khích cán bộ năng động sáng tạo không?

Đề xuất đổi mới sáng tạo xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn có được xem là điều kiện được áp dụng chính sách khuyến khích cán bộ năng động sáng tạo được quy định tại Điều 5 Nghị định 73/2023/NĐ-CP như sau:

Điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích, biện pháp bảo vệ cán bộ
1. Chính sách khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo quy định tại Nghị định này được áp dụng khi nội dung đề xuất đổi mới, sáng tạo đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có khả năng tháo gỡ, giải quyết điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương và giải quyết hiệu quả vấn đề được đề xuất;
b) Vì lợi ích chung, đem lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo chuyển biến, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị;
c) Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn; không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương, cơ quan, đơn vị khác;
d) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin.
...

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì đề xuất đổi mới, sáng tạo xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn là một trong những điều kiện để có thể áp dụng chính sách khuyến khích cán bộ năng động sáng tạo.

Việc né tránh trách nhiệm trong triển khai thực hiện các đề xuất đổi mới, sáng tạo có được xem là hành vi như thế nào?

Việc né tránh trách nhiệm trong triển khai thực hiện các đề xuất đổi mới, sáng tạo có được xem là hành vi được quy định tại Điều 6 Nghị định 73/2023/NĐ-CP như sau:

Những việc cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ
1. Lợi dụng chính sách, biện pháp khuyến khích, bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi tham nhũng, tiêu cực, trục lợi, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Cản trở, gây khó khăn, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện, hoàn thành đề xuất vì lợi ích chung.
3. Né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong trình tự, thủ tục phê duyệt và triển khai thực hiện các đề xuất đổi mới, sáng tạo.
4. Không chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức về việc giao thực hiện đề xuất; thực hiện không đúng đề xuất được cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho thực hiện; không chấp hành chỉ đạo của cơ quan sử dụng cán bộ về việc tiếp tục, dừng hoặc chấm dứt thực hiện đề xuất; lợi dụng việc thực hiện đề xuất để né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan.
5. Xử lý trách nhiệm đối với cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện đề xuất đã được đánh giá là hoàn thành quy định tại Điều 18 Nghị định này.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc né tránh trách, đùn đẩy trách nhiệm trong trình tự, thủ tục phê duyệt và triển khai thực hiện các đề xuất đổi mới sáng tạo là những việc mà các cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ.

Chính sách khuyến khích cán bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đề xuất đổi mới, sáng tạo xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn có phải là điều kiện trong chính sách khuyến khích cán bộ năng động sáng tạo không?
Pháp luật
Xử lý vi phạm trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân ra sao?
Pháp luật
Nguyên tắc khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm từ 29/9/2023 theo Nghị định 73/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Đối tượng áp dụng Nghị định 73/2023/NĐ-CP về bảo vệ cán bộ đổi mới sáng tạo dám nghĩ dám làm gồm những ai?
Pháp luật
Chính sách khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo được đề xuất thế nào? Các biện pháp nào bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chính sách khuyến khích cán bộ
231 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chính sách khuyến khích cán bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào