Đề xuất điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng trong những trường hợp nào?
- Đề xuất điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng đối với các văn bản đã có trong chương trình được thực hiện khi nào?
- Đề xuất điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng trong những trường hợp nào?
- Văn bản đề xuất điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng có những nội dung chính gì?
Đề xuất điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng đối với các văn bản đã có trong chương trình được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Việc đề xuất điều chỉnh chương trình chỉ được thực hiện trong các trường hợp thật cần thiết và đơn vị chủ trì cần nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, toàn diện trước khi đề xuất. Việc đề xuất điều chỉnh đối với các văn bản đã có trong chương trình phải được thực hiện trước khi hết thời hạn hoàn thành theo kế hoạch đề ra.
...
Theo đó, việc đề xuất điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng chỉ được thực hiện trong các trường hợp thật cần thiết và đơn vị chủ trì cần nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, toàn diện trước khi đề xuất.
Việc đề xuất điều chỉnh đối với các văn bản đã có trong chương trình phải được thực hiện trước khi hết thời hạn hoàn thành theo kế hoạch đề ra.
Điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Hình từ Internet)
Đề xuất điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng trong những trường hợp nào?
Tại khoản 2 Điều 19 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
...
2. Các trường hợp đề xuất điều chỉnh chương trình bao gồm:
a) Bổ sung vào chương trình những văn bản QPPL phải soạn thảo, ban hành trong các trường hợp: phát sinh nhiệm vụ mới được giao tại văn bản QPPL mới ban hành, văn bản chỉ đạo điều hành của cấp có thẩm quyền, do yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản QPPL;
b) Đưa ra khỏi Chương trình những dự thảo chưa cần thiết hoặc không còn cần thiết phải ban hành;
c) Điều chỉnh lùi thời điểm trình đối với các dự thảo dự kiến không bảo đảm tiến độ vì lý do bất khả kháng;
d) Điều chỉnh thời điểm trình sớm hơn quy định (chỉ áp dụng đối với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh) trong trường hợp có ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc các thủ tục soạn thảo đã được hoàn thiện theo quy định;
đ) Gộp hai hoặc nhiều văn bản QPPL thuộc cùng một cơ quan ban hành thành 01 văn bản QPPL.
3. Trường hợp phát sinh yêu cầu điều chỉnh chương trình theo quy định tại khoản 2 Điều này, đơn vị chủ trì có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách xem xét, quyết định việc điều chỉnh. Trình tự điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản QPPL được thực hiện theo một trong các trường hợp sau:
a) Đối với văn bản QPPL trình cấp có thẩm quyền ban hành
Đơn vị chủ trì có trách nhiệm soạn thảo, trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Văn bản đề nghị điều chỉnh phải nêu rõ cơ sở pháp lý, sự cần thiết phải ban hành văn bản (trong trường hợp bổ sung vào chương trình), làm rõ lý do, phương hướng, giải pháp và thời gian thực hiện (trong trường hợp rút hoặc điều chỉnh về tiến độ, gộp văn bản).
Trường hợp bổ sung chương trình đối với văn bản QPPL quy định tại khoản 1 Điều 17 của Quy chế này, đơn vị chủ trì có trách nhiệm xây dựng nội dung chính sách, đánh giá tác động chính sách trình Chính phủ phê duyệt làm cơ sở đăng ký chương trình theo quy định tại mục 1 và mục 2 Chương II của Quy chế này.
Trường hợp nhiều văn bản thuộc nhiều đơn vị chủ trì có yêu cầu điều chỉnh chương trình cùng một thời điểm thì các đơn vị chủ trì gửi văn bản về Vụ Pháp chế để tổng hợp chung, trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với thông tư, thông tư liên tịch
Đơn vị chủ trì có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Lãnh đạo Bộ phụ trách để xem xét, quyết định việc điều chỉnh. Sau khi có ý kiến của Lãnh đạo Bộ phụ trách, chuyển Vụ Pháp chế để tổng hợp, theo dõi. Trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế tổng hợp, trình Bộ trưởng ban hành Quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản QPPL của Bộ.
...
Các trường hợp đề xuất điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng được quy định cụ thể trên.
Trường hợp phát sinh yêu cầu điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng, đơn vị chủ trì có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách xem xét, quyết định việc điều chỉnh. Trình tự điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản QPPL được thực hiện theo một trong các trường hợp cụ thể trên.
Văn bản đề xuất điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng có những nội dung chính gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 19 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
...
4. Văn bản đề xuất điều chỉnh Chương trình bao gồm các nội dung chính sau: tiến độ soạn thảo tới thời điểm đề xuất điều chỉnh; lý do điều chỉnh; thời gian hoàn thành, kế hoạch soạn thảo sau khi điều chỉnh.
Trường hợp bổ sung vào Chương trình, đơn vị chủ trì lập hồ sơ đăng ký theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
Như vậy, văn bản đề xuất điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng bao gồm các nội dung chính sau:
- Tiến độ soạn thảo tới thời điểm đề xuất điều chỉnh;
- Lý do điều chỉnh;
- Thời gian hoàn thành, kế hoạch soạn thảo sau khi điều chỉnh.
Trường hợp bổ sung vào Chương trình, đơn vị chủ trì lập hồ sơ đăng ký theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?