Đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được bằng bằng hình thức nào?
- Đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được bằng bằng hình thức nào?
- Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do ai thành lập?
- Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 tiến hành họp khi nào?
Đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được bằng bằng hình thức nào?
Đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được bằng bằng hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 03/2021/TT-BKHCN như sau:
Đề xuất đặt hàng nhiệm vụ
1. Hằng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành, địa phương hoặc tổ chức, cá nhân đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình theo mẫu B1-ĐXNV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đề xuất đặt hàng được gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Cục Sở hữu trí tuệ.
3. Ngày tiếp nhận đề xuất đặt hàng nhiệm vụ: Là ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu lên phong bì hồ sơ (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc ngày đóng dấu “đến” của Cục Sở hữu trí tuệ (trường hợp nộp trực tiếp); ngày tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên môi trường điện tử.
Như vậy, theo quy định trên thì đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được bằng bằng hình thức gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Cục Sở hữu trí tuệ.
Đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được bằng bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do ai thành lập?
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do ai thành lập, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 03/2021/TT-BKHCN như sau:
Xác định và phê duyệt danh mục nhiệm vụ
1. Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tiếp nhận đề xuất đặt hàng nhiệm vụ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ tổng hợp, rà soát các đề xuất đặt hàng và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, tổ chức hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ thuộc Chương trình.
2. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập, có 07 hoặc 09 thành viên, bao gồm Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch hội đồng, 02 ủy viên phản biện, 01 thư ký khoa học và các ủy viên khác. Thành viên hội đồng là chuyên gia về sở hữu trí tuệ, chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực của nhiệm vụ, đại diện cơ quan quản lý nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập.
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 tiến hành họp khi nào?
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 tiến hành họp khi nào, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 03/2021/TT-BKHCN như sau:
Xác định và phê duyệt danh mục nhiệm vụ
…
3. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ chỉ tiến hành họp khi có sự tham dự của ít nhất 05 thành viên (đối với hội đồng có 07 thành viên) hoặc 07 thành viên (đối với hội đồng có 09 thành viên), trong đó có Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) hội đồng và 02 ủy viên phản biện. Chủ tịch hội đồng chủ trì các phiên họp hội đồng. Trong trường hợp vắng mặt, Chủ tịch hội đồng ủy quyền cho Phó Chủ tịch hội đồng chủ trì phiên họp bằng văn bản.
Trình tự, thủ tục làm việc của hội đồng được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 18 Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN) quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2017/TT-BKHCN ngày 03 tháng 4 năm 2017. Thành viên hội đồng nhận xét, đánh giá các đề xuất đặt hàng nhiệm vụ thuộc Chương trình theo quy định tại Điều 6 và mẫu B2-NXNV ban hành kèm theo Thông tư này. Hội đồng thống nhất “Đề nghị thực hiện” đối với đề xuất đặt hàng nhiệm vụ có tối thiểu 75% tổng số thành viên hội đồng tham dự phiên họp bỏ phiếu “Đề nghị thực hiện” và đề xuất phương thức thực hiện (“Tuyển chọn” hoặc “Giao trực tiếp”).
...
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 chỉ tiến hành họp khi có sự tham dự của ít nhất 05 thành viên (đối với hội đồng có 07 thành viên) hoặc 07 thành viên (đối với hội đồng có 09 thành viên), trong đó có Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) hội đồng và 02 ủy viên phản biện.
Chủ tịch hội đồng chủ trì các phiên họp hội đồng. Trong trường hợp vắng mặt, Chủ tịch hội đồng ủy quyền cho Phó Chủ tịch hội đồng chủ trì phiên họp bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?