Đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm những nội dung gì?

Cho tôi hỏi: Đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm có những gì? Câu hỏi của chị Hà Như đến từ Thái Nguyên.

Đề xuất yêu cầu về giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng như thế nào?

Căn cứ tại Điều 11 Dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đề xuất yêu cầu về giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng như sau:

- Thứ nhất, tuân thủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung của chương trình đào tạo và các môn học, mô đun trong chương trình.

- Thứ hai, bảo đảm tính chính xác, hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa các nội dung chuyên môn và các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa.

- Thứ ba, nội dung kiến thức, kỹ năng, yêu cầu về năng lực của người học phải đảm bảo mục tiêu của từng chương, bài trong mỗi môn học, mô đun.

- Kế tiếp, kết thúc mỗi chương, bài phải có hệ thống câu hỏi, bài tập và phương pháp kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học; giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có độ tin cậy và nguồn gốc rõ ràng.

- Thứ năm, trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ chuyên môn nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng.

- Cuối cùng, đảm bảo phù hợp với trang thiết bị, nguồn học liệu và các phương pháp, phương tiện dạy học khác.

Đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm những nội dung gì?

Đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)

Đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đề xuất như sau:

Biên soạn giáo trình đào tạo
1. Hiệu trưởng quyết định thành lập tổ/nhóm biên soạn giáo trình đảm bảo yêu cầu: Có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy trong lĩnh vực ngành, nghề cần biên soạn; am hiểu và có kinh nghiệm về xây dựng, biên soạn giáo trình.
2. Cấu trúc của giáo trình đào tạo
a) Thông tin chung của giáo trình đào tạo (Tên giáo trình, trình độ đào tạo, lời giới thiệu, tuyên bố bản quyền...);
b) Mã môn học, mô đun; vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học, mô đun trong chương trình;
c) Mục tiêu của giáo trình, các kiến thức cốt lõi, đặc trưng của môn học, mô đun; mục tiêu của từng chương, bài trong môn học, mô đun;
d) Nội dung của giáo trình môn học, mô đun (gồm: khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực của người học để thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo từng vị trí việc làm; quy trình và cách thức thực hiện nhiệm vụ, công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ);
đ) Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập; kết cấu, thể loại câu hỏi, bài tập/sản phẩm khi kết thúc chương, bài và kết thúc môn học, mô đun;
e) Hướng dẫn sử dụng giáo trình;
g) Tài liệu tham khảo.
3. Tổ chức biên soạn giáo trình
a) Nghiên cứu chương trình đào tạo; quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực, vị trí việc làm của ngành, nghề; chương trình chi tiết môn học, mô đun trong chương trình đào tạo;
b) Thu thập, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu chuyên môn, nghề nghiệp liên quan;
c) Biên soạn nội dung chi tiết của giáo trình (theo kết cấu tại Phụ lục 04 kèm theo);
d) Xin ý kiến chuyên gia về nội dung của giáo trình;
đ) Tổng hợp ý kiến góp ý, sửa chữa, biên tập, hoàn thiện giáo trình.

Như vậy đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm có:

- Thứ nhất, thông tin chung của giáo trình đào tạo (Tên giáo trình, trình độ đào tạo, lời giới thiệu, tuyên bố bản quyền...).

- Thứ hai, mã môn học, mô đun; vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học, mô đun trong chương trình.

- Thứ ba, mục tiêu của giáo trình, các kiến thức cốt lõi, đặc trưng của môn học, mô đun; mục tiêu của từng chương, bài trong môn học, mô đun.

- Thứ tư, nội dung của giáo trình môn học, mô đun (gồm: khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực của người học để thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo từng vị trí việc làm; quy trình và cách thức thực hiện nhiệm vụ, công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ).

- Thứ năm, yêu cầu về đánh giá kết quả học tập; kết cấu, thể loại câu hỏi, bài tập/sản phẩm khi kết thúc chương, bài và kết thúc môn học, mô đun.

- Thứ sáu, hướng dẫn sử dụng giáo trình.

- Cuối cùng, tài liệu tham khảo.

Yêu cầu về phương pháp đào tạo nghề nghiệp như thế nào?

Căn cứ tại Điều 36 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định yêu cầu về phương pháp đào tạo nghề nghiệp như sau:

- Phương pháp đào tạo trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học.

- Phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm; sử dụng phần mềm dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học.

Tải Dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng: Tại đây.

Đào tạo nghề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trong thời gian đào tạo nghề có phải trả lương không?
Pháp luật
Công ty thu học phí khi đào tạo nghề cho người lao động thì có vi phạm quy định không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình trạng lao động trước khi nhập học đối với đào tạo nghề nông nghiệp? Hướng dẫn đánh giá nội dung các tiêu chí?
Pháp luật
Người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đáp ứng các điều kiện gì để được nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề?
Pháp luật
Để chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ ở nước ngoài cần những tài liệu nào?
Pháp luật
Khi được doanh nghiệp cử đi đào tạo học nghề thì người lao động sẽ có những quyền lợi như thế nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề tối đa bao nhiêu tiền để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động?
Pháp luật
Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH: Thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thị trường?
Pháp luật
Người sử dụng lao động được dạy nghề cho người lao động từ bao nhiêu tuổi trở lên? Đào tạo người dưới tuổi quy định bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đào tạo nghề
2,018 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo nghề

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đào tạo nghề

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào