Để xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì cần chuẩn bị bao nhiêu bộ hồ sơ?
- Mẫu Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hiện nay sử dụng theo mẫu nào?
- Để xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì cần chuẩn bị bao nhiêu bộ hồ sơ?
- Phải xin cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trước bao nhiêu ngày trước khi hết hạn?
Mẫu Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hiện nay sử dụng theo mẫu nào?
Căn cứ Phụ lục 3 Thông tư 39/2014/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN) quy định về mẫu Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
PHỤ LỤC SỐ 03
(Kèm theo Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
Theo đó, Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hiện nay được sử dụng theo mẫu nêu trên.
Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thể hiện được thông tin về:
- Thông tin của tổ chức được cấp giấy phép (tên tổ chức; mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: địa điểm đặt trụ sở chính)
- Dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép;
- Các điều khoản khác;
- Quy định về việc tuân thủ các văn bản pháp luật có liên quan
- Hiệu lực của Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Đối với tên của tổ chức được cấp giấy phép thì phải thể hiện đầy đủ tên bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có); và t ên viết tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tên giao dịch (nếu có).
Để xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì cần chuẩn bị bao nhiêu bộ hồ sơ? (Hình từ Internet)
Để xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì cần chuẩn bị bao nhiêu bộ hồ sơ?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
Quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
1. Quy trình, thủ tục cấp Giấy phép
a) Tổ chức xin cấp Giấy phép gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép (bao gồm 05 bộ) qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này. Tổ chức xin cấp Giấy phép phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin cung cấp;
b) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra hồ sơ theo các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định này;
c) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ thẩm định và cấp Giấy phép hoặc có văn bản từ chối cấp phép trong đó nêu rõ lý do;
d) Tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định;
b) Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên, Hội đồng Quản trị (hoặc Đại hội cổ đông phù hợp với quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức) thông qua Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
d) Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật và Biên bản nghiệm thu thử nghiệm kỹ thuật với một tổ chức hợp tác;
đ) Hồ sơ về nhân sự: Sơ yếu lý lịch, bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
e) Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức (bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu).
...
Theo đó, tổ chức xin cấp Giấy phép gửi 05 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới Ngân hàng Nhà nước theo quy định. Tổ chức xin cấp Giấy phép phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin cung cấp.
Hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép;
- Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên, Hội đồng Quản trị thông qua Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật và Biên bản nghiệm thu thử nghiệm kỹ thuật với một tổ chức hợp tác;
- Hồ sơ về nhân sự: Sơ yếu lý lịch, và các giấy tờ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức (bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu).
Phải xin cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trước bao nhiêu ngày trước khi hết hạn?
Căn cứ khoản 5 Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định về việc xin cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi sắp hết hạn như sau:
Quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
...
5. Cấp lại Giấy phép
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin cấp lại Giấy phép của tổ chức, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét và cấp lại Giấy phép hoặc có văn bản thông báo từ chối trong đó nêu rõ lý do đối với các trường hợp sau đây:
a) Hết hạn Giấy phép
Trước khi Giấy phép hết hạn ít nhất 60 ngày, tổ chức được cấp Giấy phép phải gửi văn bản xin cấp lại Giấy phép và bản sao Giấy phép đang có hiệu lực tới Ngân hàng Nhà nước.
b) Bị thu hồi Giấy phép
Sau thời hạn 6 tháng, kể từ ngày khắc phục được hoàn toàn nguyên nhân bị thu hồi Giấy phép, tổ chức bị thu hồi Giấy phép có văn bản giải trình và xin cấp lại Giấy phép tới Ngân hàng Nhà nước.
c) Sửa đổi, bổ sung Giấy phép
Khi có nhu cầu thay đổi nội dung quy định trong Giấy phép tổ chức phải có văn bản đề nghị trong đó nêu chi tiết nội dung đề nghị sửa đổi và lý do thay đổi nội dung Giấy phép cùng bản sao Giấy phép đang có hiệu lực tới Ngân hàng Nhà nước.
d) Trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hư hỏng không sử dụng được, tổ chức phải gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép và nêu rõ lý do tới Ngân hàng Nhà nước.
Từ quy định trên thì trước khi Giấy phép hết hạn ít nhất 60 ngày, tổ chức được cấp Giấy phép phải gửi văn bản xin cấp lại Giấy phép và bản sao Giấy phép đang có hiệu lực tới Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?