Để xây dựng hệ thống an sinh xã hội, Nghị quyết 42-NQ/TW yêu cầu phát triển mạng lưới dịch vụ trợ giúp xã hội đối với những nhóm đối tượng nào?
- Để xây dựng hệ thống an sinh xã hội, Nghị quyết 42-NQ/TW yêu cầu phát triển mạng lưới dịch vụ trợ giúp xã hội đối với những nhóm đối tượng nào?
- Nghị quyết 42-NQ/TW 2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã nêu ra những giải pháp nào?
- Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 được đặt ra tại Nghị quyết 42 là gì?
Để xây dựng hệ thống an sinh xã hội, Nghị quyết 42-NQ/TW yêu cầu phát triển mạng lưới dịch vụ trợ giúp xã hội đối với những nhóm đối tượng nào?
Tại tiểu mục 5 Mục 3 Nghị quyết 42-NQ/TW 2023 có nêu rõ như sau:
Xây dựng hệ thống an sinh xã hội bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, không để ai bị bỏ lại phía sau
....
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; ban hành chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia; quản lý an toàn, hiệu quả Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế. Sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hội một lần phù hợp với thực tiễn, gắn với an sinh xã hội. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp phải hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động để duy trì việc làm bền vững; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thất nghiệp; nâng cao hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động thất nghiệp.
Hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội theo hướng quan tâm cả đời sống vật chất và tinh thần, giúp người dân kịp thời khắc phục khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh và các rủi ro khác. Tiếp tục nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội theo hướng bảo đảm mức sống tối thiểu, sàn an sinh xã hội quốc gia; Nhà nước ưu tiên hỗ trợ cho người không có khả năng lao động, người khuyết tật, người cao tuổi, người di cư và gia đình có trẻ em, người thu nhập thấp. Phát triển mạng lưới dịch vụ trợ giúp xã hội đối với trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; xây dựng đội ngũ làm công tác xã hội chuyên nghiệp; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện, can thiệp sớm, hỗ trợ kịp thời người gặp khó khăn trong cuộc sống, góp phần xây dựng cộng đồng phát triển bền vững. Đổi mới việc huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trợ giúp xã hội, cứu trợ khẩn cấp; quản lý, sử dụng quỹ cứu trợ xã hội từ thiện, nhân đạo công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng pháp luật.
....
Theo đó, để xây dựng hệ thống an sinh xã hội bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, không để ai bị bỏ lại phía sau, Nghị quyết 42-NQ/TW 2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII yêu cầu phát triển mạng lưới dịch vụ trợ giúp xã hội đối với những nhóm đối tượng gồm:
Trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Để xây dựng hệ thống an sinh xã hội, Nghị quyết 42-NQ/TW yêu cầu phát triển mạng lưới dịch vụ trợ giúp xã hội đối với những nhóm đối tượng nào?
Nghị quyết 42-NQ/TW 2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã nêu ra những giải pháp nào?
Tại Mục III Nghị quyết 42-NQ/TW 2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới nêu giải pháp bao gồm:
- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của chính sách xã hội
- Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội
- Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
- Phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững cho người lao động
- Xây dựng hệ thống an sinh xã hội bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, không để ai bị bỏ lại phía sau
- Nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ xã hội
- Đẩy mạnh hợp tác và tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện chính sách xã hội
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng trong thực hiện chính sách xã hội
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 được đặt ra tại Nghị quyết 42 là gì?
Tại tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 42-NQ/TW 2023 có nêu rõ mục tiêu tổng quát đến năm 2030 được đặt ra tại Nghị quyết 42 như sau:
Xây dựng hệ thống chính sách xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và công bằng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; tạo cơ hội cho Nhân dân, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin. Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế gắn với việc làm bền vững; nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Đồng thời, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:
Hệ thống chính sách xã hội phát triển toàn diện, bền vững, tiến bộ và công bằng, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho Nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước và xây dựng con người Việt Nam toàn diện. Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) cao trên thế giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề nhằm mục đích gì? Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
- Có được xin ân giảm án tử hình không? Nộp đơn xin ân giảm án tử hình vào thời gian nào theo quy định hiện nay?
- Trường hợp nào cải tạo xe quân sự không phải lập hồ sơ thiết kế theo Thông tư 70? Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế cải tạo xe quân sự gồm những tài liệu gì?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
- Đối tượng mở tài khoản giao thông? Một tài khoản giao thông có thể chi trả cho nhiều phương tiện tham gia giao thông không?