Để trống thông tin cha trên Giấy khai sinh có được không? Việc xác định cha, mẹ cho con được quy định như thế nào?
Việc xác định cha, mẹ cho con được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về xác định cha, mẹ cho con:
“Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Như vậy, việc xác định cha, mẹ cho con với những trường hợp sau: (1) Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. (2) Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. (3) Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
* Lưu ý: Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Để trống thông tin cha trên Giấy khai sinh có được không?
Để trống thông tin cha trên Giấy khai sinh có được không?
Bên cạnh đó căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
- Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
- Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
- Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
Như chỉ có trường hợp không xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh mới để trống phần ghi về cha trong Giấy khai sinh.
Trong trường hợp này, người con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân giữa chị A và B nên khi khai sinh cho con vẫn phải để phần thông tin về cha trong Giấy khai sinh là anh B. Nếu chị A không muốn ghi tên chồng vào giấy khai sinh của con thì bạn phải có giấy tờ chứng minh đó không phải là con của anh B như thông qua giám định ADN và khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi con đang cư trú. Sau khi có bản án của Tòa án thể hiện anh B không phải là cha đứa trẻ thì chị A mới có thể để trống phần thông tin về cha trong giấy khai sinh.
Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi như sau:
- Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
- Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
- Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội nghị cử tri là gì? Cử tri bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội theo những hình thức nào?
- Con thương binh, liệt sỹ được cộng bao nhiêu điểm khi xét tuyển đại học? Cách xác định mức điểm ưu tiên là gì?
- Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng là bao nhiêu?
- Điều chỉnh sử dụng đất nông nghiệp khi thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai trước năm 1993 được quy định như thế nào?
- Trong mọi trường hợp cơ quan cấp sổ đỏ sẽ thu hồi sổ đỏ đã cấp không đúng thẩm quyền đúng không?