Để trở thành nhà khoa học đầu ngành thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và ngoại ngữ cần đáp ứng những gì?
- Để trở thành nhà khoa học đầu ngành thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và ngoại ngữ cần đáp ứng những gì?
- Có bao nhiêu hình thức để thực hiện việc nộp hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành?
- Nhà khoa học đầu ngành có phải tham gia giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất của ngành không?
Để trở thành nhà khoa học đầu ngành thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và ngoại ngữ cần đáp ứng những gì?
Để trở thành nhà khoa học đầu ngành thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và ngoại ngữ cần đáp ứng được quy định tại Điều 15 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn của nhà khoa học đầu ngành
...
2. Tiêu chuẩn chung của nhà khoa học đầu ngành:
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được xem xét, công nhận nhà khoa học đầu ngành nếu đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn chung sau:
...
c) Trình độ đào tạo và ngoại ngữ:
- Có trình độ tiến sỹ trở lên;
- Sử dụng thành thạo tiếng Anh hoặc một trong các ngôn ngữ chính thức khác của Liên hiệp quốc.
d) Đáp ứng điều kiện về thành tích, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại khoản 3 Điều này;
đ) Có Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học được các Hội đồng quy định tại Điều 16 Nghị định này thông qua và có khả năng huy động được nhóm nghiên cứu để triển khai thực hiện Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học.
Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học phải hướng đến phát triển được một hướng nghiên cứu mới, hoặc giải quyết được một vấn đề khoa học và công nghệ của đất nước, tiên phong triển khai các ý tưởng nghiên cứu khoa học mới, hoặc kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được chuyển giao, mang lại nhiều sản phẩm khoa học và công nghệ có giá trị cho xã hội.
...
Như vậy, để trở thành nhà khoa học đầu ngành thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và ngoại ngữ cần đáp ứng những điều kiện như sau:
- Có trình độ tiến sỹ trở lên;
- Sử dụng thành thạo tiếng Anh hoặc một trong các ngôn ngữ chính thức khác của Liên hiệp quốc.
Để trở thành nhà khoa học đầu ngành thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và ngoại ngữ cần đáp ứng những gì? (Hình từ internet)
Có bao nhiêu hình thức để thực hiện việc nộp hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành?
Hình thức để thực hiện việc nộp hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành được quy định tại Điều 16 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục lựa chọn, công nhận nhà khoa học đầu ngành
1. Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định này chủ động hoặc theo đề xuất của tổ chức khoa học và công nghệ công lập nơi công tác nộp hồ sơ xét công nhận nhà khoa học đầu ngành tại tổ chức khoa học và công nghệ nơi công tác. Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ nếu không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập nộp hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
a) Hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành gồm có:
- Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành (theo Mẫu số 03/KHCN ban hành kèm theo Nghị định này);
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến chuyên môn;
- Lý lịch khoa học (có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý nếu cá nhân thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập);
- Các tài liệu khác chứng minh đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này; Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học.
b) Hồ sơ được nộp trực tiếp (hoặc tại Bộ phận Một cửa, nếu có) hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoặc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (đối với cá nhân không thuộc tổ chức khoa học công nghệ công lập).
...
Như vậy, hình thức để thực hiện việc nộp hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành bao gồm:
- Hồ sơ được nộp trực tiếp (hoặc tại Bộ phận Một cửa, nếu có);
- Nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- Nộp tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (đối với cá nhân không thuộc tổ chức khoa học công nghệ công lập).
Nhà khoa học đầu ngành có phải tham gia giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất của ngành không?
Nhà khoa học đầu ngành có phải tham gia giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất của ngành được quy định tại Điều 17 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ của nhà khoa học đầu ngành
...
2. Nhiệm vụ cụ thể:
...
b) Hằng năm, có hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành nghiên cứu; tham gia đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ kế cận của ngành, lĩnh vực;
c) Tham gia tư vấn, xây dựng, đánh giá, phản biện về các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và của ngành; tham gia giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất của ngành;
d) Tham gia tuyển chọn, nghiệm thu, phản biện độc lập các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh.
Như vậy, việc tham gia giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất của ngành là một trong những nhiệm vụ cụ thể của nhà khoa học đầu ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,5 năm 2025? Vi phạm nồng độ cồn có bị tịch thu xe máy không?
- Đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi tại Nghị định 178? Đối tượng nào không được hưởng?
- Thành phần Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng thành lập?
- Thu, giữ tiền lì xì của con, cha mẹ có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng? Ý nghĩa tiền lì xì Tết?
- Các phong tục ngày Tết cổ truyền, Tết Nguyên Đán của người Việt Nam? Tết Nguyên Đán có phải là lễ lớn?