Để trở thành bác sĩ gây mê hồi sức thì phải được đào tạo về chuyên khoa gây mê hồi sức trong bao lâu?

Tôi có câu hỏi là để trở thành bác sĩ gây mê hồi sức thì phải được đào tạo về chuyên khoa gây mê hồi sức trong bao lâu? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Xin cảm ơn. Câu hỏi của anh Đ.N đến từ Đồng Nai.

Để trở thành bác sĩ gây mê hồi sức thì phải được đào tạo về chuyên khoa gây mê hồi sức trong bao lâu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2012/TT-BYT có quy định như sau:

Các chức danh chuyên môn thực hiện việc gây mê - hồi sức
1. Bác sỹ gây mê - hồi sức là bác sỹ đã được đào tạo về chuyên khoa gây mê - hồi sức từ 18 tháng trở lên và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Điều dưỡng viên gây mê - hồi sức là điều dưỡng viên có văn bằng chuyên khoa gây mê - hồi sức và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Kỹ thuật viên gây mê - hồi sức là kỹ thuật viên có văn bằng chuyên khoa gây mê - hồi sức và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4. Điều dưỡng bộ phận phẫu thuật là điều dưỡng viên có giấy xác nhận đã được đào tạo về điều dưỡng phẫu thuật và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, theo quy định trên thì để trở thành bác sĩ gây mê hồi sức là bác sĩ đã được đào tạo về chuyên khoa gây mê hồi sức từ 18 tháng trở lên và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

bác sĩ gây mê hồi sức

Bác sĩ gây mê hồi sức (Hình từ Internet)

Bác sĩ gây mê hồi sức có nhiệm vụ gì tại bộ phận khám trước gây mê?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 13/2012/TT-BYT thì tại bộ phận khám trước gây mê thì bác sĩ gây mê hồi sức có nhiệm vụ sau:

- Khám trước gây mê theo quy trình, đánh giá và đưa ra phác đồ gây mê cho người bệnh;

- Ghi chép đầy đủ các nội dung theo mẫu phiếu khám trước gây mê và đính kèm theo hồ sơ bệnh án của người bệnh;

- Yêu cầu phẫu thuật viên cho tạm hoãn phẫu thuật, thủ thuật khi chưa đủ điều kiện an toàn cho người bệnh và phải được ghi tại hồ sơ bệnh án. Nếu không thống nhất được với phẫu thuật viên, phải báo cáo cho trưởng khoa giải quyết;

- Giải thích phương pháp gây mê cho người bệnh, hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh cách chuẩn bị, thực hiện các yêu cầu trước gây mê;

- Tham gia sinh hoạt và nghiên cứu khoa học, cập nhật kiến thức chuyên môn, tham gia công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến và cấp cứu ngoại viện khi được phân công.

Việc khám trước gây mê do bác sĩ gây mê hồi sức thực hiện tại đâu?

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 13/2012/TT-BYT có quy định như sau:

Nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa gây mê - hồi sức
1. Hành chính:
a) Theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo về các hoạt động chuyên môn;
b) Theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo về cấp phát, sử dụng trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc và hóa chất;
c) Theo dõi nhân lực và các công tác hành chính khác tại khoa.
2. Khám trước gây mê:
a) Khám trước gây mê để chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật, thủ thuật;
b) Khám trước gây mê do bác sỹ gây mê - hồi sức thực hiện tại bộ phận khám trước gây mê hoặc tại khu phẫu thuật hoặc tại khoa có người bệnh phải phẫu thuật, thủ thuật tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tình trạng bệnh lý của người bệnh;
c) Khám trước gây mê được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01 đến 07 ngày trước khi người bệnh được phẫu thuật, thủ thuật (trừ trường hợp cấp cứu);
d) Bác sỹ khám trước gây mê có quyền yêu cầu bổ sung xét nghiệm hoặc tổ chức hội chẩn và phải ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án để thực hiện;
đ) Bác sỹ khám trước gây mê có trách nhiệm thông báo và thảo luận với người thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, người sẽ thực hiện gây mê - hồi sức về các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra liên quan đến gây mê - hồi sức; giải thích về nguy cơ và lợi ích liên quan đến gây mê - hồi sức cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh trước khi ký giấy đồng ý gây mê - hồi sức, phẫu thuật hoặc thủ thuật.
3. Phẫu thuật:
a) Chuẩn bị nhân lực, bàn phẫu thuật, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế tiêu hao đầy đủ và sẵn sàng để thực hiện phẫu thuật, thủ thuật cho người bệnh;
b) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ bệnh án, tình trạng người bệnh và các điều kiện chuẩn bị bắt buộc để bảo đảm đúng người bệnh và xác định đúng vị trí giải phẫu cần phẫu thuật, thủ thuật;
c) Thực hiện các phương pháp gây mê - hồi sức phù hợp với phẫu thuật, thủ thuật với sự tham gia của bác sỹ gây mê - hồi sức và các điều dưỡng viên gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên bộ phận phẫu thuật và các nhân viên khác theo yêu cầu của bác sỹ gây mê - hồi sức;
d) Thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì Việc khám trước gây mê do bác sĩ gây mê hồi sức thực hiện tại bộ phận khám trước gây mê hoặc tại khu phẫu thuật hoặc tại khoa có người bệnh phải phẫu thuật, thủ thuật tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tình trạng bệnh lý của người bệnh.

3,357 lượt xem
Bác sĩ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bác sĩ được hưởng các khoản phụ cấp nào?
Pháp luật
Bác sĩ điều trị bắt buộc phải có giấy phép hành nghề phải không? Giấy phép hành nghề của bác sĩ điều trị trong bao nhiêu năm thì hết thời hạn?
Pháp luật
Bác sĩ khám chữa bệnh có được đăng ký hành nghề tại nhiều vị trí chuyên môn trong một bệnh viện không?
Pháp luật
Để trở thành bác sĩ gây mê hồi sức thì phải được đào tạo về chuyên khoa gây mê hồi sức trong bao lâu?
Pháp luật
Bác sĩ làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập có phải tập sự không? Nếu có thì thời gian tập sự của bác sĩ là bao lâu?
Pháp luật
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Bác sĩ chính hạng III lên Bác sĩ chính hạng II đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ được quy định như thế nào? Ai là người có đủ thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ?
Pháp luật
Bác sĩ có quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào? Bác sĩ có những quyền gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bác sĩ làm việc tại khoa tim mạch thuộc bệnh viện thành phố câu kết với một số điều dưỡng, y tá tiến hành nhập thuốc để tại phòng làm việc riêng của mình để bán cho bệnh nhân bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Bác sĩ được hưởng các loại phụ cấp nào sau cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27/NQ-TW 2018?
Pháp luật
Tiền lương của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng là bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bác sĩ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bác sĩ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào