Để tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đá xây dựng thì sản lượng đá cần được tính như thế nào?

Tôi muốn hỏi về phí bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành. Cụ thể, sản lượng trong tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đá xây dựng được tính như thế nào? Và phí môi trường này được quản lý ra sao? Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Mức phí bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 164/2016/NĐ-CP quy định về mức phí bảo vệ môi trường như sau:

- Mức phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.

- Khung mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản khác theo Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này.

- Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Nghị định này.

- Căn cứ mức phí quy định tại Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

Để tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đá xây dựng thì sản lượng đá cần được tính như thế nào?

Để tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đá xây dựng thì sản lượng đá cần được tính như thế nào?

Để tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đá xây dựng thì sản lượng đá cần được tính như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 164/2016/NĐ-CP thì phương pháp tính phí bảo vệ môi trường như sau:

- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:

F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K

Trong đó:

+ F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ;

+ Q1 là số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí (m3);

+ Q2 là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3);

+ f1 là mức phí đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra: 200 đồng/m3;

+ f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3);

- K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:

++ Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông): K = 1,1;

++ Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.

- Đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong quá trình khai thác than, không thu phí đến hết năm 2017.

- Số lượng đất đá bốc xúc thải ra (Q1) trong kỳ nộp phí được xác định căn cứ vào tài liệu dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc căn cứ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường và các tài liệu liên quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Số phí phải nộp đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra phát sinh trong kỳ nộp phí căn cứ vào khối lượng đất đá bốc xúc tính trên khối lượng (tấn hoặc m3) quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ.

Trường hợp trong tài liệu dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các tài liệu liên quan không có thông tin về số lượng đất đá bốc xúc thải ra thì việc kê khai, nộp phí căn cứ vào số lượng đất đá bốc xúc thực tế thải ra trong kỳ.

- Số lượng khoáng sản khai thác trong kỳ để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là số lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2). Trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra và các trường hợp khác mà cần thiết phải quy đổi, căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục thuế địa phương để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Trường hợp trong quá trình khai thác mà thu được thêm loại khoáng sản khác thuộc loại khoáng sản được cấp phép thì người nộp phí phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với quặng khoáng sản (Q2) theo mức thu của loại khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác đá làm mỹ nghệ theo cả khối lớn thì áp dụng mức thu phí quy định tại điểm 2 Mục II Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó và trường hợp đất, đá khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục, giảm nhẹ thiên tai thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản đó.

Như vậy, để tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đá xây dựng thì phải tính sản lượng đá xây dựng. Theo đó, sản lượng để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là số lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2). Trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra và các trường hợp khác mà cần thiết phải quy đổi, căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục thuế địa phương để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quản lý, sử dụng ra sao?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 164/2016/NĐ-CP quy định về quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản như sau:

- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo Luật bảo vệ môi trường và Luật ngân sách nhà nước, theo các nội dung cụ thể sau đây:

+ Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản;

+ Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;

+ Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

+ Nơi có hoạt động khai thác khoáng sản quy định tại khoản này là nơi thực tế diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản và các khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác khoáng sản theo địa bàn quản lý của cấp xã và cấp huyện.

- Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và Luật ngân sách nhà nước.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí sử dụng nguồn phí bảo vệ môi trường thu được cho công tác bảo vệ môi trường tại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

- Chậm nhất là trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, cơ quan thu phí bảo vệ môi trường có trách nhiệm thông tin công khai: Số lượng khoáng sản khai thác, số lượng đất đá bốc xúc thải ra, số phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản mà doanh nghiệp đã nộp của năm trước trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo địa phương, đài phát thanh địa phương, đài truyền hình địa phương, trang thông tin điện tử của cơ quan thu phí và các hình thức phù hợp khác để người dân được biết.

Phí bảo vệ môi trường
Khai thác đá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phí bảo vệ môi trường được quy định thế nào?
Pháp luật
Thủ tục khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ 5/1/2025 theo Quyết định 2869 thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Quyết định 2869 về việc công bố TTHC mới ban hành trong lĩnh vực thuế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính?
Pháp luật
Công trình nâng cấp cải tạo hệ thống kênh thoát nước có phải nộp phí bảo vệ môi trường và thuế tài nguyên không?
Pháp luật
Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Các trường hợp nào được áp dụng mức phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản tận thu? Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đất là bao nhiêu?
Pháp luật
Có thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải ô tô và xe máy không? Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp khai thác quặng sắt là mẫu nào? Mức thu phí được quy định ra sao?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp Việt Nam có phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác khí thiên nhiên hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phí bảo vệ môi trường
16,912 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phí bảo vệ môi trường Khai thác đá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phí bảo vệ môi trường Xem toàn bộ văn bản về Khai thác đá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào