Để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Cảnh sát môi trường cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và trách nhiệm như thế nào?

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện dân chủ? Trong hoạt động của Cảnh sát môi trường cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và trách nhiệm như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Câu hỏi đến từ anh Thanh Chương ở Long Thành.

Để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Cảnh sát môi trường cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và trách nhiệm như thế nào?

Tại Điều 7 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định như sau:

Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Chủ động tìm hiểu những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; những vụ, việc vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm xảy ra trong cơ quan, tổ chức của mình đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.
2. Tham gia ý kiến với lãnh đạo cơ quan Công an nói chung và Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát môi trường về hoạt động của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường, kịp thời phản ánh những hành vi tiêu cực, gây phiền hà của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.
3. Phát hiện, cung cấp thông tin, tài liệu về tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm cho Cảnh sát môi trường hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất. Nguồn tin và người phát hiện, cung cấp thông tin được đảm bảo giữ bí mật theo quy định của pháp luật.
4. Báo cáo, giải trình đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm theo yêu cầu của Cảnh sát môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung đã báo cáo, giải trình.
5. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, hợp tác và giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát môi trường trong khi thi hành nhiệm vụ.

Theo đó, trong hoạt động của Cảnh sát môi trường cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ như sau:

- Chủ động tìm hiểu những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; những vụ, việc vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm xảy ra trong cơ quan, tổ chức của mình đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.

- Tham gia ý kiến với lãnh đạo cơ quan Công an nói chung và Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát môi trường về hoạt động của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường, kịp thời phản ánh những hành vi tiêu cực, gây phiền hà của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Phát hiện, cung cấp thông tin, tài liệu về tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm cho Cảnh sát môi trường hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất. Nguồn tin và người phát hiện, cung cấp thông tin được đảm bảo giữ bí mật theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo, giải trình đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm theo yêu cầu của Cảnh sát môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung đã báo cáo, giải trình.

- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, hợp tác và giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát môi trường trong khi thi hành nhiệm vụ.

Hoạt động của Cảnh sát môi trường

Hoạt động của Cảnh sát môi trường (Hình từ Internet)

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện dân chủ?

Theo Điều 8 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định như sau:

Trách nhiệm của Cảnh sát môi trường
1. Cảnh sát môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Cảnh sát môi trường có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng, sử dụng phương tiện, áp dụng các biện pháp công tác Công an theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có biện pháp phòng ngừa, khắc phục.
3. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường khi thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, tổ chức phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, của Bộ Công an và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về công việc mình đã tiến hành.
4. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch công tác, chuẩn bị kỹ nội dung làm việc; dự kiến các tình huống đột xuất và phương án giải quyết các tình huống đó. Nội dung kế hoạch công tác phải được sự phê duyệt của lãnh đạo đơn vị.

Theo đó, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường có trách nhiệm như trên khi thực hiện nhiệm vụ.

Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc gì?

Tại Điều 4 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định cụ thể:

Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an.
2. Không được lợi dụng dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; cản trở hoạt động theo pháp luật của Cảnh sát môi trường.

Theo đó, thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an.

- Không được lợi dụng dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; cản trở hoạt động theo pháp luật của Cảnh sát môi trường.

Thực hiện dân chủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thực hiện dân chủ là gì? Tiết lộ thông tin về người tố cáo trong thực hiện dân chủ ở đơn vị thuộc BHXH là hành vi bị nghiêm cấm đúng không?
Pháp luật
Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì? Biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở là những biện pháp nào?
Pháp luật
Viên chức thực hiện dân chủ trong hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức giám sát, kiểm tra thông qua hình thức nào?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Có phải công khai vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị? Có mấy hình thức công khai theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Cán bộ, công chức giám sát, kiểm tra thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính bao gồm những việc nào?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định về những nội dung gì?
Pháp luật
Khi thực hiện dân chủ ở cơ quan thì người đứng đầu có phải công khai việc tuyển dụng, đánh giá, kỷ luật cán bộ công chức không?
Pháp luật
Khi giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ quan mà phát hiện sai phạm thì CC, CB, VC, NLĐ có quyền khiếu nại, tố cáo không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực hiện dân chủ
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
373 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực hiện dân chủ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào