Để thực hiện công tác phòng chống khủng bố năm 2023 thì Bộ NN và PTNT đặt ra các nhiệm vụ nào trong các Quý 1,2,3 năm 2023?

Để thực hiện công tác phòng chống khủng bố năm 2023 thì Bộ NN và PTNT đặt ra các nhiệm vụ nào trong các Quý 1,2,3 năm 2023? Anh Bin -Cao Bằng

Kế hoạch 1866/KH-BNN-VP năm 2023 về công tác phòng chống khủng bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023 ban hành ngày 28/03/2023.

Khủng bố là gì? Công tác phòng chống khủng bố năm 2023, đặt ra mục tiêu gì?

- Tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 khái niệm về khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng:

+ Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác

+ Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân

+ Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này

+ Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này

+ Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này

+ Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Tại khoản 3 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 định nghĩa phòng chống khủng bố bao gồm các hoạt động phòng ngừa khủng bố, phòng ngừa tài trợ khủng bố, chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố.

*Mục tiêu:

- Tại mục I Kế hoạch 1866/KH-BNN-VP năm 2023 nêu rõ triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống khủng bố và các quy định của Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Quốc gia nhằm tăng cường khả năng ứng phó với các tình huống khủng bố của các đơn vị trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Yêu cầu:

- Quán triệt các văn bản chỉ đạo của của Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Quốc gia về công tác phòng chống khủng bố.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước, chủ động nắm chắc tình hình, làm chủ mọi tình huống trong công tác phòng ngừa, không để xảy ra khủng bố, mất trật tự tại cơ quan Bộ và các cơ quan, đơn vị

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng khác có liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai biện pháp phòng chống khủng bố; điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn.

chống khủng bố nnptnt

Công tác phòng chống khủng bố năm 2023, Bộ Nông nghiệp và PTNT đặt ra các nhiệm vụ nào để thực hiện trong Quý II,III,IV năm 2023? (Hình internet)

Công tác phòng chống khủng bố năm 2023, đặt ra các nhiệm vụ nào để thực hiện trong Quý 2/2023?

Tại mục II Kế hoạch 1866/KH-BNN-VP năm 2023 nhấn mạnh thực hiện vào Quý 2/2023 giao nhiệm vụ:

*Văn phòng Bộ phối hợp với Cục An ninh nội địa; Các đơn vị trực thuộc Bộ, Cơ quan công an địa phương thực hiện:

- Tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo của của Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Quốc gia về công tác PCKB

- Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, tình hình liên quan khủng bố giữa Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Cục ANNĐ

*Các đơn vị thuộc Bộ phối hợp Cục An ninh nội địa; Cơ quan Quân sự, Công an địa phương thực hiện: rà soát, xác định các mục tiêu, địa bàn trọng điểm về phòng chống khủng bố thuộc Bộ Nông nghiệp trên cơ sở đó xây dựng phương án PCKB

Công tác phòng chống khủng bố năm 2023, đặt ra mục tiêu và các nhiệm vụ nào để thực hiện trong Quý 3, 4/2023?

Tại mục II Kế hoạch 1866/KH-BNN-VP năm 2023 nhấn mạnh thực hiện vào Quý 3,4/2023 giao nhiệm vụ:

* Ban chỉ đạo:

- Phối hợp Cục An ninh nội địa; các đơn vị thuộc Bộ: Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp rà soát các công trình trọng điểm liên quan đến an ninh Quốc gia theo Nghị định 126/2008/ NĐ-CP năm 2008 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh Quốc gia trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phối hợp với Cục An ninh nội địa,… thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra, đánh giá công tác đảm bảo an ninh, an toàn và PCKB tại các mục tiêu, địa bàn trọng điểm về PCKB thuộc Bộ.

- Phối hợp với Cục An ninh nội địa và Cục tác chiến - Bộ Quốc phòng tổ chức diễn tập các phương án phòng chống khủng bố đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Công tác phòng chống khủng bố năm 2023, đặt ra mục tiêu và các nhiệm vụ nào để thực hiện thường xuyên trong năm 2023?

Bên cạnh đó, Kế hoạch 1866/KH-BNN-VP năm 2023 cũng đề cao thực hiện thường xuyên các nhiệm vụ giao Ban chỉ đạo:

- Phối hợp Cục An ninh nội địa; các đơn vị thuộc Bộ: Kiểm tra công tác quản lý, kiểm soát thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và các loại hàng hóa, vật tư, thiết bị, công nghệ và công trình đối với các đơn vị thuộc Bộ để phòng ngừa khủng bố sinh học, hóa học, phá hoại.

- Phối hợp Các đơn vị thuộc Bộ: Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Quốc gia giao.

Phòng chống khủng bố Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống khủng bố
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phòng chống khủng bố bao gồm những hoạt động nào? Chính sách phòng chống khủng bố đối với người tham gia phòng chống khủng bố?
Pháp luật
Khi phát hiện khủng bố đang diễn ra thì cơ quan nhà nước phải thực hiện ngay biện pháp nào theo quy định?
Pháp luật
Hoạt động phòng chống khủng bố phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì? Trách nhiệm phòng chống khủng bố là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Có bao nhiêu lực lượng phòng chống khủng bố hiện nay? Ai là người chỉ huy lực lượng phòng chống khủng bố trong trường hợp khủng bố trên tàu biển?
Pháp luật
Việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Các nguyên tắc về phòng chống khủng bố đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của cơ quan nào theo quy định?
Pháp luật
Việc phá, dỡ công trình gây cản trở hoạt động chống khủng bố có phải là biện pháp khẩn cấp chống khủng bố không?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh? Thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh gồm những ai?
Pháp luật
Từ ngày 05/10/2023 chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố có gì mới so với quy định hiện nay?
Pháp luật
Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thành phần Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống khủng bố
1,413 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống khủng bố

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống khủng bố

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào