Để thử mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi trẻ em thì cần lựa chọn mẫu thử như thế nào?

Cho tôi hỏi cần lựa chọn mẫu đồ chơi trẻ em như thế nào để làm mẫu thử cho thí nghiệm kiểm tra mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi? Cần chuẩn bị một số thuốc thử và thiết bị, dụng cụ nào để tiến hành thí nghiệm? Câu hỏi của chị M.K từ Quảng Nam.

Mức chấp nhận được tối đa của sự thôi nhiễm một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi trẻ em được quy định như thế nào?

Các mức chấp nhận được tối đa của sự thôi nhiễm các nguyên tố độc hại như antimon, asen, bari, cadimi, crom, chì, thủy ngân và selen từ các vật liệu làm đồ chơi và từ các bộ phận của đồ chơi trẻ em được quy định tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại như sau:

- Các lớp phủ sơn, vécni, sơn dầu, mực in, polyme và các lớp phủ tương tự;

- Vật liệu polyme và các vật liệu tương tự, bao gồm các vật liệu bản mỏng hoặc không được gia cường bằng vật liệu dệt, nhưng loại trừ các vật liệu dệt và không dệt khác;

- Giấy và cáctông có khối lượng trên đơn vị diện tích tối đa là 400g/m²;

- Vật liệu dệt tự nhiên, nhân tạo hoặc tổng hợp;

- Vật liệu bằng thủy tinh/gốm/kim loại, trừ hợp kim chì dùng để hàn sử dụng trong các mối nối điện;

- Vật liệu khác được nhuộm, khối hoặc không (ví dụ gỗ, ván sợi, ván sợi cứng, vật liệu bằng xương và da);

- Vật liệu để lại vết (ví dụ vật liệu graphít trong bút chì và mực lỏng trong bút mực);

- Vật liệu dẻo dùng để nặn, bao gồm đất sét nặn và gel:

- Sơn sử dụng trong đồ chơi, bao gồm sơn bằng tay, vécni, sơn dầu, bột tráng men và vật liệu tương tự ở dạng rắn hoặc lỏng.

Để thử mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi trẻ em thì cần lựa chọn mẫu thử như thế nào?

Để thử mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi trẻ em thì cần lựa chọn mẫu thử như thế nào? (Hình từ Internet)

Để thử mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi trẻ em thì cần lựa chọn mẫu thử như thế nào?

Mẫu thử mực độ thôi nhiễm được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại như sau:

7. Lựa chọn các phần mẫu thử
Xem C.6.
Một mẫu phòng thí nghiệm phải là một đồ chơi ở dạng được bán ở ngoài thị trường hoặc sẽ được bán ngoài thị trường. Các phần mẫu thử phải được lấy từ những phần tiếp xúc được (xem TCVN 6238-1 (ISO 8124-1) của chỉ một mẫu đồ chơi riêng lẻ. Các vật liệu giống nhau của một đồ chơi có thể được kết hợp và được xem là một phần mẫu thử riêng lẻ nhưng không được sử dụng các mẫu đồ chơi bổ sung. Các phần mẫu thử có thể gồm nhiều hơn một loại vật liệu hoặc màu sắc nếu không thể thực hiện được việc tạo thành các phần mẫu thử riêng bằng các tách vật lý, ví dụ như đối với vật liệu dệt được in các chấm nhỏ, trang trí hoa văn hoặc vì các lý do liên quan đến giới hạn về khối lượng.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu này không loại trừ việc lấy các phần mẫu thử để tham khảo từ vật liệu đồ chơi ở dạng khác miễn là chúng đại diện được cho các loại vật liệu tương ứng được quy định ở trên và cho phần nền mà chúng được đặt lên.
Không tiến hành thử đối với các phần mẫu thử nhỏ hơn 10mg.

Theo đó, mẫu thử mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hạ phải là một đồ chơi ở dạng được bán ở ngoài thị trường hoặc sẽ được bán ngoài thị trường.

Các phần mẫu thử phải được lấy từ những phần tiếp xúc được của chỉ một mẫu đồ chơi riêng lẻ.

Các vật liệu giống nhau của một đồ chơi có thể được kết hợp và được xem là một phần mẫu thử riêng lẻ nhưng không được sử dụng các mẫu đồ chơi bổ sung.

Các phần mẫu thử có thể gồm nhiều hơn một loại vật liệu hoặc màu sắc nếu không thể thực hiện được việc tạo thành các phần mẫu thử riêng bằng các tách vật lý, ví dụ như đối với vật liệu dệt được in các chấm nhỏ, trang trí hoa văn hoặc vì các lý do liên quan đến giới hạn về khối lượng.

Lưu ý:

(1) Có thể lấy các phần mẫu thử để tham khảo từ vật liệu đồ chơi ở dạng khác để thử nghiệm miễn là chúng đại diện được cho các loại vật liệu tương ứng được quy định ở trên và cho phần nền mà chúng được đặt lên.

(2) Không tiến hành thử mức độ thôi nhiễm đối với các phần mẫu thử nhỏ hơn 10mg.

Để thử nghiệm mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi trẻ em thì cần chuẩn bị những gì?

Theo quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại thì cần phải chuẩn bị một số thuốc thử và thiết bị, dụng cụ sau:

(1) Thuốc thử

Trong quá trình phân tích, chỉ sử dụng thuốc thử có cấp độ phân tích đã được chấp nhận.

- Dung dịch axit clohydric, c(HCl) =(0,07 ± 0,005) mol/l.

- Dung dịch axit clohydric, c(HCl) =(0,14 ± 0,010) mol/l.

- Dung dịch axit clohydric, c(HCl) = xấp xỉ 1 mol/l.

- Dung dịch axit clohydric, c(HCl) = xấp xỉ 2 mol/l.

- Dung dịch axit clohydric, c(HCl) = xấp xỉ 6 mol/l.

-Thuốc thử n-heptan, (C7H16) 99%

(2) Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm thông thường và :

- Rây bằng lưới thép không gỉ, có kích thước lỗ danh nghĩa là 0,5 mm và dung sai như được nêu trong trong bảng Α.1

- Dụng cụ đo pH, có độ chính xác đến ± 0,2 đơn vị pH. Cần phòng ngừa sự nhiễm bẩn chéo.

- Màng lọc, có lỗ cỡ 0,45 µm.

- Máy ly tâm, có khả năng ly tâm ở (5000 ± 500) g[1].

- Thiết bị khuấy hỗn hợp, ở nhiệt độ (37 ± 2) °C.

- Dãy bình chứa, có thể tích tổng gấp từ 1,6 đến 5,0 lần thể tích của dung dịch chiết axit clohydric.

Đồ chơi trẻ em
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 về các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý đối với đồ chơi trẻ em thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 về an toàn đồ chơi trẻ em - một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em thế nào?
Pháp luật
Lựa chọn thiết bị đồ chơi mầm non không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với cá nhân?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ sẽ bị phạt 50.000.000 đồng đúng không?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Những loại đồ chơi trẻ em nào được xác định là đồ chơi nguy hiểm?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như thế nào? Quy định chung ra sao?
Pháp luật
Để thử mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi trẻ em thì cần lựa chọn mẫu thử như thế nào?
Pháp luật
Quy chuẩn Quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em như thế nào? Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Quy chuẩn ra sao?
Pháp luật
Các sản phẩm nào không được xem là đồ chơi trẻ em theo QCVN 3/2019:BKHCN? Trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh đồ chơi trẻ em phải đảm bảo những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đồ chơi trẻ em
471 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đồ chơi trẻ em
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào