Đề thi vào 10 có phải là bí mật nhà nước độ Tối mật không? Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ Tối mật là bao lâu?
Đề thi vào 10 có phải là bí mật nhà nước độ Tối mật không?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về bí mật nhà nước độ Tối mật như sau:
Phân loại bí mật nhà nước
...
2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 531/QĐ-TTg năm 2023 quy định:
Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:
1. Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai.
2. Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài cần được bảo vệ theo yêu cầu của bên cử đi đào tạo.
Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy đề thi vào 10 không thuộc danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật.
Đề thi vào 10 có phải là bí mật nhà nước độ Tối mật không? (Hình từ Internet)
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ Tối mật là bao lâu?
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ Tối mật được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 như sau:
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:
a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.
Như vậy, theo quy định, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ Tối mật là 20 năm tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước.
Lưu ý: Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ Tối mật về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn nêu trên và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
Ai có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định thì người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:
(1) Người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
(2) Người đứng đầu cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
(3) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
(4) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
(5) Tổng Kiểm toán nhà nước;
(6) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
(7) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
(8) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
(9) Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
(10) Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(11) Cấp trên trực tiếp của những người quy định tại các mục (1), (2), (3), (8) và (9)
(12) Người đứng đầu Văn phòng Kiểm toán nhà nước, đơn vị thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực;
(13) Người đứng đầu tổng cục, cục, vụ và tương đương trực thuộc cơ quan quy định tại các mục (1), (2), (3), (4), (5), (7) và (8), trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
(14) Người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
(15) Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;
(16) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quy định tại các mục (1), (2), (3), (4), (5), (7), (8) và (9);
Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc tổng cục và tương đương;
(17) Người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương;
(18) Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trừ người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018;
Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
(19) Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
(20) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?