Đề thi cuối kì 1 toán 6 năm học 2024 2025 có đáp án? Tải đề thi cuối kì 1 toán 6 năm học 2024 2025 ở đâu?
Đề thi cuối kì 1 toán 6 năm học 2024 2025 có đáp án? Tải đề thi cuối kì 1 toán 6 năm học 2024 2025 ở đâu?
>> Xem thêm: Đề thi học kì 1 toán 7 có đáp án năm học 2024 2025
Dưới đây là một số đề thi cuối kì 1 toán 6 năm học 2024 2025 có đáp án dành cho học sinh, giáo viên và phụ huynh tham khảo:
(1) Đề thi cuối kì 1 Toán 6 năm 2024 – 2025 phòng GD&ĐT Thủ Đức – TP HCM tham khảo
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (3,0 điểm). Mỗi câu sau đây đều có 4 lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Hãy khoanh tròn vào phương án đúng trong mỗi câu dưới đây: Câu 1. Trong các số sau, số nào là số tự nhiên? A. 2024. B. -7,5. C. 4/9 D. 0,6. Câu 2. Khẳng định nào dưới đây sai? A. Số đối của số –7 là 7. B. Số đối của 2025 là –2025. C. Số đối của 100 là –(–100). D. Số đối của 0 là 0. Câu 3. Điểm A trong hình dưới đây biểu diễn số nguyên nào? A. –3. B. 3. C. –4. D. -5. Câu 4. Số 10 không phải là ước của số tự nhiên nào dưới đây? A. 20. B. 50. C. 10. D. 25. Câu 5. Yếu tố nào sau đây không phải của hình bình hành? A. Hai cặp cạnh đối diện song song B. Có hai cặp góc đối bằng nhau. C. Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau D. Hai đường chéo vuông góc với nhau Câu 6. Tìm x biết 8.x=-24 A. 3. B. –3. C. -243 D. 12. Câu 7. Kết quả của phép tính (– 300) + ( – 75) bằng A. – 375. B. 235 . C. –165. D. -175 . Câu 8. Cho tam giác đều ABC với AB = 17 cm. Độ dài cạnh BC là: A. 17 cm. B. 7,5 cm. C. 30 cm. D. 5 cm ..... |
(2) Đề tham khảo cuối kỳ 1 Toán 6 năm 2024 – 2025 phòng GD&ĐT Quận 3 – TP HCM
(3) Đề thi cuối kì 1 Toán 6 năm 2024 – 2025 trường M.V. Lômônôxốp – Hà Nội
(4) Đề cuối học kỳ 1 Toán 6 năm 2023 – 2024 phòng GD&ĐT Hoàng Mai – Nghệ An
(có đáp án)
I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và viết vào bài làm chữ cái in hoa đứng trước kết quả đó (Ví dụ: Câu 1: A) Câu 1. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc thì thứ tự thực hiện các phép tính là: A. Cộng, trừ → nhân, chia → lũy thừa. B. Nhân và chia → Lũy thừa → Cộng và trừ. C. Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ. D. Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng. Câu 2. Số nào sau đây là số nguyên tố? A. 5 B. 15 C. 12 D. 21 Câu 3. Số nguyên âm là? A. -2 B. 0,2 C. 6 D. 3/2 Câu 4. Số nào là đối của số –19 ? A. –20 B. 20 C. 19 D. –18 Câu 5. Số liền trước của số –14 là: A. –13 B. 13 C. 15 D. –15 Câu 6. Số -72 là bội của số nào sau đây: A. -11 B. 5 C.7 D. –3 Câu 7. Tập hợp tất cả các ước của -8 là: A. {-1; -2; -4; -8} B. {1; 2; 4; 8; 0; -1; -2; -4; -8} C. {1; 2; 4; 8} D. {1; 2; 4; 8; -1; -2; -4; -8} .... |
(5) Đề học kỳ 1 Toán 6 năm 2023 – 2024 phòng GD&ĐT Kiến Xương – Thái Bình
Mục tiêu môn toán cấp trung học cơ sở là gì?
Tại Chương trình toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ mục tiêu môn toán cấp trung học cơ sở như sau:
Môn Toán cấp trung học cơ sở nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
(1) Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt:
Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề, thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề, chứng minh được mệnh đề toán học không quá phức tạp; sử dụng được các mô hình toán học (công thức toán học, phương trình đại số, hình biểu diễn,...) để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận; trình bày được ý tưởng và cách sử dụng công cụ, phương tiện học toán để thực hiện một nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học.
(2) Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản về:
- Số và Đại số: Hệ thống số (từ số tự nhiên đến số thực); tính toán và sử dụng công cụ tính toán; ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số, phương trình, hệ phương trình, bất phương trình; sử dụng ngôn ngữ hàm số để mô tả (mô hình hoá) một số quá trình và hiện tượng trong thực tiễn.
- Hình học và Đo lường: Nội dung Hình học và Đo lường ở cấp học này bao gồm Hình học trực quan và Hình học phẳng. Hình học trực quan tiếp tục cung cấp ngôn ngữ, kí hiệu, mô tả (ở mức độ trực quan) những đối tượng của thực tiễn (hình phẳng, hình khối); tạo lập một số mô hình hình học thông dụng; tính toán một số yếu tố hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường. Hình học phẳng cung cấp những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng thông dụng (điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, góc, hai đường thẳng song song, tam giác, tứ giác, đường tròn).
- Thống kê và Xác suất: Thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; phân tích dữ liệu thống kê thông qua tần số, tần số tương đối; nhận biết một số quy luật thống kê đơn giản trong thực tiễn; sử dụng thống kê để hiểu các khái niệm cơ bản về xác suất thực nghiệm của một biến cố và xác suất của một biến cố; nhận biết ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn.
(3) Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề gắn với môn Toán; có ý thức hướng nghiệp dựa trên năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân; định hướng phân luồng sau trung học cơ sở (tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động).
Quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 6 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 34, Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 6 như sau:
- Nhiệm vụ của học sinh
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
+ Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
+ Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
+ Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
+ Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
- Quyền của học sinh
+ Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
+ Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT
+ Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
+ Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
+ Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai là người thực hiện công việc theo hợp đồng lao động? Quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại lần đầu mới nhất theo Thông tư 56?
- Cơ quan quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia là cơ quan nào? Các bước bảo dưỡng hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia?
- Phân cấp quản lý quốc lộ từ ngày 1/1/2025 thế nào? Điều chỉnh loại đường theo cấp quản lý ra sao?
- Bản sao của tác phẩm là gì? Khi cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có phải nộp lại bản sao của tác phẩm?