Để thành lập trạm khí tượng thủy văn quốc gia cá nhân có phải xin ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền không?
- Để thành lập trạm khí tượng thủy văn quốc gia cá nhân có phải xin ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền không?
- Khảo sát thu thập thông tin thành lập trạm khí tượng thủy văn quốc gia bao gồm những nội dung gì?
- Thời gian thực hiện vận hành thử nghiệm trạm khí tượng thủy văn quốc gia tối thiểu bao nhiêu tháng?
Để thành lập trạm khí tượng thủy văn quốc gia cá nhân có phải xin ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 13/2021/TT-BTNMT quy định thành lập và đưa trạm khí tượng thủy văn quốc gia vào hoạt động chính thức như sau:
Thành lập và đưa trạm vào hoạt động chính thức
1. Thành lập trạm:
a) Khảo sát kỹ thuật thành lập trạm; lập báo cáo, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát kỹ thuật thành lập trạm;
b) Xin ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân về việc sử dụng đất để xây dựng, lắp đặt công trình trạm;
c) Khảo sát, thiết kế, lập, trình, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng;
d) Quyết định thành lập trạm.
2. Xây dựng, đưa trạm vào hoạt động:
a) Xây dựng công trình, hạ tầng kỹ thuật, mốc giới hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn; lắp đặt thiết bị, phương tiện đo; lập, trình phê duyệt đề án duy trì hoạt động theo quy định;
b) Vận hành thử nghiệm, quan trắc kiểm tra, đánh giá chất lượng số liệu; nghiệm thu công trình, thiết bị, phương tiện đo;
c) Quyết định đưa trạm vào hoạt động chính thức.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, để thành lập trạm khí tượng thủy văn quốc gia cá nhân phải:
- Khảo sát kỹ thuật thành lập trạm; lập báo cáo, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát kỹ thuật thành lập trạm;
- Xin ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân về việc sử dụng đất để xây dựng, lắp đặt công trình trạm;
- Khảo sát, thiết kế, lập, trình, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng;
- Quyết định thành lập trạm.
Trạm khí tượng thủy văn quốc gia (Hình từ Internet)
Khảo sát thu thập thông tin thành lập trạm khí tượng thủy văn quốc gia bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2021/TT-BTNMT quy định nội dung khảo sát kỹ thuật thành lập trạm như sau:
Nội dung khảo sát kỹ thuật thành lập trạm
1. Điều tra, khảo sát thu thập thông tin:
a) Hiện trạng, quy hoạch, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tại khu vực dự kiến đặt trạm;
b) Điều kiện tự nhiên, tính đại diện về khí tượng thủy văn và tính khả thi trong việc xây dựng trạm tại vị trí dự kiến;
c) Các điều kiện về hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc; nguồn cung cấp điện và nước.
2. Khảo sát điều kiện đặt trạm:
a) Khảo sát phạm vi hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn theo quy định tại Điều 15 Luật Khí tượng thủy văn và khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 7 Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn;
b) Khảo sát chi tiết đối với các loại trạm khí tượng thủy văn theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Xác định tọa độ, độ cao mốc cơ sở chuyên ngành khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.
3. Lập báo cáo khảo sát kỹ thuật thành lập trạm theo Mẫu số 1, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, khảo sát thu thập thông tin thành lập trạm khí tượng thủy văn quốc gia bao gồm những nội dung sau đây:
- Hiện trạng, quy hoạch, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tại khu vực dự kiến đặt trạm;
- Điều kiện tự nhiên, tính đại diện về khí tượng thủy văn và tính khả thi trong việc xây dựng trạm tại vị trí dự kiến;
- Các điều kiện về hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc; nguồn cung cấp điện và nước.
Thời gian thực hiện vận hành thử nghiệm trạm khí tượng thủy văn quốc gia tối thiểu bao nhiêu tháng?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 13/2021/TT-BTNMT quy định vận hành thử nghiệm trạm khí tượng thủy văn quốc gia như sau:
Vận hành thử nghiệm, quan trắc kiểm tra, đánh giá chất lượng số liệu
1. Sau khi hoàn thành lắp đặt thiết bị, phương tiện đo phải tiến hành vận hành thử nghiệm, quan trắc kiểm tra và đánh giá chất lượng.
2. Thời gian thực hiện vận hành thử nghiệm, quan trắc kiểm tra và đánh giá kết quả tối thiểu 03 tháng.
3. Đánh giá chất lượng số liệu quan trắc và lập báo cáo theo Mẫu số 2, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, thời gian thực hiện vận hành thử nghiệm trạm khí tượng thủy văn quốc gia tối thiểu 03 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?