Để phòng, chống tác hại của rượu, bia phải thông qua những hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông nào? Những địa điểm nào bị cấm uống rượu, bia?
- Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải bảo đảm yêu cầu gì?
- Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia là gì?
- Những địa điểm nào bị cấm uống rượu, bia?
- Có những hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia nào?
Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải bảo đảm yêu cầu gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định như sau:
Mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
2. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chính xác, khách quan và khoa học;
b) Thường xuyên; phù hợp, dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính; phù hợp với truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán; chú trọng đối với học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai và cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất rượu thủ công.
Như vậy theo quy định trên việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Chính xác, khách quan và khoa học;
- Thường xuyên; phù hợp, dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính; phù hợp với truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán.
- Chú trọng đối với học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai và cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất rượu thủ công.
Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia là gì?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:
- Chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia; các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; các chế tài xử phạt và vận động cá nhân, tổ chức tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Tác hại của rượu, bia; tác hại của rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; các mức độ nguy cơ khi uống rượu, bia; các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia.
- Bệnh, tình trạng sức khỏe, đối tượng không nên uống rượu, bia; độ tuổi không được uống rượu, bia.
- Kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.
- Vận động hạn chế uống rượu, bia và không điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia.
- Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất, đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, kê khai việc sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.
Những địa điểm nào bị cấm uống rượu, bia?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định những địa điểm sau bị cấm uống rượu, bia:
- Cơ sở y tế.
- Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
- Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
- Cơ sở bảo trợ xã hội.
- Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
- Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.
Để phòng, chống tác hại của rượu, bia phải thông qua những hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông nào? Những địa điểm nào bị cấm uống rượu, bia? (Hình từ Internet)
Có những hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia nào?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định những hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:
- Thực hiện trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp, phổ biến tài liệu.
- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, mạng Internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.
- Thi tuyên truyền, tìm hiểu.
- Chiến dịch truyền thông.
- Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao; trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy chở quá số người quy định năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Huân chương Lao động hạng Nhất là gì? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất là bao nhiêu?
- Bước đầu tiên của quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu là gì? Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa?
- Đáp án cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ lịch sử tỉnh Thái Bình tuần 1 ra sao?
- Mức trợ cấp hưu trí nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 được hưởng khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 năm 2024 thế nào?