Đề nghị để cán bộ, công chức bị kỷ luật tự nguyện tinh giản biên chế? Nguyên tắc tinh giản biên chế hiện nay ra sao?
Đề nghị để cán bộ, công chức bị kỷ luật tự nguyện tinh giản biên chế đúng không?
Căn cứ nội dung tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là "Dự thảo Nghị định") do Bộ Nội vụ trình Chính phủ về việc tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Tải Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định143/2020/NĐ-CP Tại đây
Về các trường hợp tinh giản biên chế, tại điểm g khoản 1 Điều 4 Dự thảo Nghị định đã bổ sung thêm trường hợp tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức bị kỷ luật như sau:
Các trường hợp tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức) thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
...
g) Trong thời gian bị kỷ luật thuộc một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Như vậy, có thể thấy đối với các cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật theo các hình thức khiển trách hoặc cảnh báo thì có thể tự nguyện thực hiện tinh giản việc chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý. Đây là một điểm mới đặc biệt trong nội dung Dự thảo Nghị định.
Nội dung Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP nêu trên hiện nay vẫn đang được lấy ý kiến.
Đề nghị để cán bộ, công chức bị kỷ luật tự nguyện tinh giản biên chế đúng không? Nguyên tắc tinh giản biên chế hiện nay ra sao? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tinh giản biên chế hiện nay gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, tinh giản biên chế hiện nay được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
- Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
- Phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.
- Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
Trình tự thực hiện tinh giản biên chế hiện nay ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 108/2014/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP và khoản 11 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP, việc tinh giản biên chế hiện được được thực hiện theo trình tự như sau:
(1) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với cấp ủy, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định này đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý.
- Xây dựng đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị mình theo trình tự quy định tại Điều 15 Nghị định này trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế theo định kỳ 2 lần/ năm (6 tháng/1 lần) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở đề án tinh giản biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(2) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này;
- Phê duyệt đề án tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc;
- Phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và sử dụng chi ngân sách thường xuyên hằng năm để thực hiện việc chi trả các chế độ, chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế.
- Định kỳ 02 lần/năm (6 tháng/1 lần), tổng hợp kết quả thực hiện tinh giản biên chế, bao gồm danh sách đối tượng tinh giản biên chế (kèm theo giải trình làm rõ lý do tinh giản biên chế của từng đối tượng) và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để kiểm tra theo quy định.
(3) Bộ Nội vụ kiểm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở báo cáo kết quả tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ kiểm tra, quyết toán kinh phí đã thực hiện tinh giản biên chế.
(4) Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính kiểm tra về việc tính toán chế độ chính sách, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương để xử lý kinh phí theo quy định
(5) Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức chi trả các chế độ chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?