Đề minh họa Ngữ văn thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án thế nào?
Đề minh họa Ngữ văn thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án thế nào?
>> Lịch thi ĐGNL Đại học Sư phạm 2025
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố Đề minh họa Ngữ văn thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án chính thức.
Cụ thể, Đề minh họa Ngữ văn thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án chính thức như sau:
Đáp án đề minh họa Ngữ văn thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) như sau:
Tải về đề minh họa Ngữ văn thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án: tải
Trên đây là Đề minh họa Ngữ văn thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án chính thức.
Đề minh họa Ngữ văn thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh của các trường đại học phải đảm bảo những điều kiện nào?
Tại Điều 12 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về cơ sở đào tạo tổ chức thi như sau:
Cơ sở đào tạo tổ chức thi
1. Các kỳ thi phục vụ xét tuyển do cơ sở đào tạo tự tổ chức, hoặc do một nhóm cơ sở đào tạo hợp tác tổ chức và giao một cơ sở đào tạo chủ trì (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo tổ chức thi).
2. Cơ sở đào tạo tổ chức thi phải bảo đảm đủ năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức kỳ thi khách quan, nghiêm túc, chuyên nghiệp, an toàn, thuận tiện và hiệu quả; cụ thể như sau:
a) Phải có bộ phận chuyên trách công tác khảo thí đủ năng lực quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình của công tác thi;
b) Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tổ chức thi phải đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn phù hợp để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong từng quy trình của công tác thi;
c) Các quy trình và phân công trách nhiệm các bộ phận tham gia phải đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả, bảo đảm tính độc lập, khách quan giữa các khâu và các bộ phận; có biện pháp hiệu quả chống gian lận và lạm dụng;
d) Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm phải phù hợp với quy mô và hình thức tổ chức thi, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ hiệu quả cho thực hiện các quy trình trong công tác tổ chức thi, bao gồm cả yêu cầu về bảo mật, an toàn, an ninh, chống gian lận trong kỳ thi;
...
Theo đó, các trường đại học tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định Cơ sở đào tạo tổ chức thi phải bảo đảm đủ năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức kỳ thi khách quan, nghiêm túc, chuyên nghiệp, an toàn, thuận tiện và hiệu quả; cụ thể như sau:
- Phải có bộ phận chuyên trách công tác khảo thí đủ năng lực quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình của công tác thi.
- Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tổ chức thi phải đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn phù hợp để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong từng quy trình của công tác thi;
- Các quy trình và phân công trách nhiệm các bộ phận tham gia phải đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả, bảo đảm tính độc lập, khách quan giữa các khâu và các bộ phận; có biện pháp hiệu quả chống gian lận và lạm dụng;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm phải phù hợp với quy mô và hình thức tổ chức thi, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ hiệu quả cho thực hiện các quy trình trong công tác tổ chức thi, bao gồm cả yêu cầu về bảo mật, an toàn, an ninh, chống gian lận trong kỳ thi;
- Trường hợp tổ chức thi trực tuyến phải thực hiện đầy đủ biện pháp để bảo đảm kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với hình thức thi trực tiếp, đồng thời toàn bộ diễn biến của buổi thi được ghi hình, ghi âm và lưu trữ.
Theo đó, cơ sở đào tạo tổ chức thi phải xây dựng quy chế thi và đề án tổ chức thi (có thể tích hợp trong đề án tuyển sinh), công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời gửi về cơ quan quản lý trực tiếp và Bộ GDĐT để báo cáo ít nhất 30 ngày trước khi thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi.
Cơ sở đào tạo tổ chức thi chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công tác trước, trong và sau kỳ thi, bao gồm cả trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về chất lượng đề thi, quy chế thi, đề án tổ chức thi và việc triển khai đề án tổ chức thi.
Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 có nêu rõ khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đồng thời theo Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 có nêu rõ nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương như sau:
- Kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
- Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
- Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
- Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?
- Yêu cầu học vấn đối với hiệu trưởng trường trung cấp là gì? Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là công chức hay viên chức?