Đề kiểm tra địa 10 giữa học kì 1 kết nối tri thức có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi giữa kì 1 địa lí 10 năm 2024 tham khảo?
Đề kiểm tra địa 10 giữa học kì 1 kết nối tri thức có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi giữa kì 1 địa lí 10 năm 2024 tham khảo?
Đề kiểm tra địa 10 giữa học kì 1 kết nối tri thức có đáp án năm học 2024 2025 (Đề thi giữa kì 1 địa lí 10 năm 2024 tham khảo) như sau:
Đề kiểm tra địa 10 giữa học kì 1 kết nối tri thức có đáp án năm học 2024 2025 (Đề thi giữa kì 1 địa lí 10 năm 2024 tham khảo) ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Học Địa lí giúp cho kho tàng kiến thức của người học A. nghèo nàn. B. thu hẹp. C. phong phú. D. hạn chế. Câu 2. Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) cho biết A. diện tích phân bố của đối tượng riêng lẻ. B. cơ cấu của đối tượng riêng lẻ. C. tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ. D. số lượng của đối tượng riêng lẻ. Câu 3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được dùng để thể hiện đặc điểm nào sau đây của hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ? A. Tốc độ phát triển. B. Giá trị tổng cộng. C. Cơ cấu giá trị. D. Động lực phát triển. Câu 4. Tỉ lệ bản đồ 1 : 5.000.000 có nghĩa là A. 1 cm Irên bản đồ bằng 5.000 m trên thực địa. B. 1 cm trên bản đồ hằng 500 m trên thực địa. C. 1 cm trên bản đồ bằng 50 km trên thực địa. D. 1 cm trên hản đồ bằng 5 km trên thực địa. Câu 5. Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là A. các vệ tinh. B. bản đồ số. C. trạm điều khiển. D. thiết bị thu. ... II. TỰ LUẬN Câu 1 (2,5 điểm). Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy: - Trình bày khái niệm, nguyên nhân sinh ra ngoại lực. - Phân tích tác động của quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. Câu 2 (1,5 điểm). Giải thích tại sao người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam, muốn theo dõi trực tiếp các trận bóng của giải ngoại hạng Anh thường phải thức đêm để xem, trong khi thực tế các trận bóng bên Anh thường được bắt đầu vào buổi chiều. ...Xem tiếp... TẢI VỀ ĐỀ 1 ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề nào sau đây? A. Quản lí đô thị. B. Quản lí đất đai. C. Kĩ sư trắc địa. D. Quản lí xã hội. Câu 2. Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian? A. Kí hiệu. B. Kí hiệu theo đường. C. Chấm điểm. D. Bản đồ - biểu đồ. Câu 3. Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp A. khoanh vùng. B. kí hiệu. C. bản đồ - biểu đồ. D. đường đẳng trị. Câu 4. Đối với bản đồ số, việc xác định vị trí phải dựa vào A. bản đồ. B. hướng bắc. C. GPS. D. tọa độ. Câu 5. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là A. định tính. B. định vị. C. định lượng. D. định luật. ...Xem tiếp... TẢI VỀ ĐỀ 2 Thông tin mang tính chất tham khảo. |
Đề kiểm tra địa 10 giữa học kì 1 kết nối tri thức có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi giữa kì 1 địa lí 10 năm 2024 tham khảo? (Hình từ Internet)
Đặc điểm môn Địa lí ở Chương trình giáo dục phổ thông là gì?
Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT môn Địa lí ở Chương trình giáo dục phổ thông quy định đặc điểm môn Địa lí như sau:
Giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí; ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.
Quan điểm xây dựng chương trình môn Địa lí ở Chương trình giáo dục phổ thông là gì?
Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT môn Địa lí ở Chương trình giáo dục phổ thông quy định quan điểm xây dựng chương trình môn Địa lí ở Chương trình giáo dục phổ thông như sau:
(1) Chương trình bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Chương trình môn Địa lí xác định rõ các phẩm chất và năng lực có thể hình thành, phát triển qua môn học. Một mặt, chương trình căn cứ vào các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi làm cơ sở và điểm xuất phát để lựa chọn các nội dung giáo dục; mặt khác, chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu và vận dụng nội dung giáo dục của môn học vào thực tiễn.
(2) Chương trình bảo đảm kết nối giữa các lớp học, cấp học và đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp
Nội dung chương trình được thiết kế theo ba mạch: địa lí đại cương, địa lí thế giới, địa lí Việt Nam, bao gồm các kiến thức cốt lõi và chuyên đề học tập; phát triển, mở rộng và nâng cao nội dung giáo dục địa lí đã học ở cấp trung học cơ sở; bảo đảm tinh gọn, cơ bản, cập nhật các tri thức khoa học, hiện đại của địa lí học, các vấn đề về phát triển của thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương. Các nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt của chương trình có tính đến sự phù hợp với thực tế dạy học ở trường phổ thông trong định hướng phát triển.
Đối với những học sinh có định hướng nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí, ngoài kiến thức cốt lõi, chương trình có các chuyên đề học tập ở mỗi lớp, nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
(3) Chương trình bảo đảm tính kế thừa, hiện đại
Chương trình môn Địa lí kế thừa phát huy ưu điểm của những chương trình đã có, tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến, tiếp cận với những thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại; phù hợp với thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện và khả năng học tập của học sinh ở các vùng, miền khác nhau.
(4) Chương trình chú trọng tích hợp, thực hành và vận dụng
Chương trình môn Địa lí chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung giáo dục của môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống.
Tính tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau: tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, xã hội và địa lí kinh tế trong môn học; lồng ghép các nội dung liên quan (giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông,...) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử,...) trong việc làm sáng rõ các kiến thức địa lí; kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao.
Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù của môn học.
(5) Chương trình được xây dựng theo hướng mở
Trên cơ sở bảo đảm định hướng, yêu cầu cần đạt và những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, chương trình dành thời lượng nhất định để các trường hướng dẫn học sinh thực hành tìm hiểu địa lí địa phương phù hợp với điều kiện của mình; đồng thời triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của cơ sở giáo dục, của địa phương.
Chương trình được xây dựng theo hướng khái quát, không quá chi tiết, tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên các trường chủ động, sáng tạo thực hiện chương trình trong điều kiện khoa học, công nghệ và xã hội liên tục phát triển, thường xuyên đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?