Để kiểm soát nhiễm khuẩn các thiết bị, dụng cụ y tế, đồ vải y tế, chất thải y tế phải được quản lý như thế nào?
- Để kiểm soát nhiễm khuẩn các thiết bị, dụng cụ y tế, đồ vải y tế, chất thải y tế phải được quản lý thế nào?
- Trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám chữa bệnh thì kế hoạch ứng phó với các dịch bệnh được xây dựng thế nào?
- Tại cơ sở khám chữa bệnh xây dựng hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn như thế nào?
Để kiểm soát nhiễm khuẩn các thiết bị, dụng cụ y tế, đồ vải y tế, chất thải y tế phải được quản lý thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 đến Điều 10 Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn thì các thiết bị, dụng cụ y tế, đồ vải y tế, chất thải y tế phải được quản lý như sau:
1- Đối với các thiết bị, dụng cụ y tế:
+ Thực hiện quản lý, xử lý dụng cụ y tế tập trung, kiểm soát việc xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tái sử dụng bảo đảm an toàn, chất lượng.
+ Bảo quản thiết bị, dụng cụ y tế sau xử lý bảo đảm vô khuẩn trước khi sử dụng cho người bệnh.
+ Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý, xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tại các khoa, phòng.
2- Đối với đồ vải y tế:
+ Cung cấp đồ vải cho người bệnh, nhân viên y tế hằng ngày và khi cần.
+ Xử lý đồ vải tập trung tại khu giặt là. Đồ vải nhiễm khuẩn, đồ vải có máu, dịch tiết sinh học phải được xử lý riêng bảo đảm an toàn.
+ Bảo quản đồ vải sau xử lý trong tủ, kệ bảo đảm sạch, vô khuẩn và được vận chuyển riêng bằng phương tiện chuyên dụng.
+ Kiểm soát chất lượng và thường xuyên kiểm tra, giám sát, quy trình xử lý đồ vải.
+ Nhân viên quản lý, xử lý đồ vải phải có kiến thức chuyên môn về xử lý đồ vải y tế.
+ Bố trí nơi giặt, sấy hoặc phơi đồ vải tập trung cho người nhà người bệnh.
3- Đối với chất thải y tế:
+ Thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật.
+ Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thực hành quản lý chất thải, bảo đảm chất thải được phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý an toàn theo đúng quy định của pháp luật.
Để kiểm soát nhiễm khuẩn các thiết bị, dụng cụ y tế, đồ vải y tế, chất thải y tế phải được quản lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám chữa bệnh thì kế hoạch ứng phó với các dịch bệnh được xây dựng thế nào?
Theo Điều 14 Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định thì trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cơ sở khám chữa bệnh xây dựng kế hoạch ứng phó với các dịch bệnh; phối hợp với cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở y tế khác trong việc phòng, chống dịch bệnh và các tình huống khẩn cấp trên địa bàn theo sự phân công của cơ quan quản lý.
- Chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, hóa chất, vật tư và nhân lực tham gia phòng, chống dịch bệnh.
- Tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế về phòng, chống dịch bệnh.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.
Bên cạnh đó tại Điều 13 Thông tư 16/2018/TT-BYT còn quy định về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật như sau:
Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật
1. Thiết lập hệ thống quản lý, giám sát, xử trí và báo cáo tai nạn, rủi ro nghề nghiệp liên quan đến vi sinh vật đối với nhân viên y tế.
2. Thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm (viêm gan B, cúm, lao và các bệnh truyền nhiễm khác) cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm.
3. Xây dựng danh mục và bảo đảm sẵn có thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế để điều trị dự phòng cho nhân viên y tế khi bị phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm.
Tại cơ sở khám chữa bệnh xây dựng hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn như thế nào?
Đối với việc xây dựng, thiết lập hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn đối với cơ sở khám chữa bệnh được quy định tai Điều 16 Thông tư 16/2018/TT-BYT với nội dung như sau:
Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn:
Tùy theo quy mô giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thiết lập hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm:
a) Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn.
b) Khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh kế hoạch trở lên phải tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch tối thiểu phải có bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc phòng kế hoạch tổng hợp, mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn và có người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn làm việc toàn thời gian, tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bằng về kiểm soát nhiễm khuẩn.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú tối thiểu phải phân công một người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.
Theo quy định trên thì việc thiết lập hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn chỉ bắt buộc áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh kế hoạch trở lên.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch tối thiểu phải có bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc phòng kế hoạch tổng hợp, mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn và có người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn làm việc toàn thời gian, tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bằng về kiểm soát nhiễm khuẩn.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú tối thiểu phải phân công một người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo kết quả giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu thông báo?
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?