Để kiểm soát mất cân bằng giới tính trường hợp nào gia đình sinh con gái một bề sẽ được nhận hỗ trợ?
- Để kiểm soát mất cân bằng giới tính trường hợp nào gia đình sinh con gái một bề sẽ được nhận hỗ trợ?
- Ngoài hỗ trợ gia đình sinh con gái thì còn các hoạt động nào khác nhằm kiểm soát mất cân bằng giới tính nữa hay không?
- Trách nhiệm của các cơ quan trong công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính thế nào?
Để kiểm soát mất cân bằng giới tính trường hợp nào gia đình sinh con gái một bề sẽ được nhận hỗ trợ?
Tại Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương nói rõ tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng. Hiện nay, tư tưởng muốn có nhiều con, trọng nam khinh nữ vẫn còn khá phổ biến trong một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, Đảng viên.
Theo đó, tại điểm b khoản 2 Điều 1 Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2016, Thủ tướng đặt ra mục tiêu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025 là phải đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng.
Để thực hiện được mục tiêu này, Quyết định liệt kê các trường hợp vợ chồng sinh con gái một bề được hỗ trợ, gồm:
- Thuộc hộ nghèo, cận nghèo;
- Là người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn;
- Đang sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo;
- Khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu.
Như vậy, không phải bất cứ trường hợp nào sinh con gái một bề cũng được hỗ trợ mà chỉ có 4 trường hợp nêu trên sẽ được hỗ trợ.
Để kiểm soát mất cân bằng giới tính trường hợp nào gia đình sinh con gái một bề sẽ được nhận hỗ trợ?
Ngoài hỗ trợ gia đình sinh con gái thì còn các hoạt động nào khác nhằm kiểm soát mất cân bằng giới tính nữa hay không?
Tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2016 Thủ tướng chính phủ đề ra các nhiệm vụ và giải pháp nhằm kiểm soát mất cân bằng giới tính khác ngoài hỗ trợ gia đình sinh con gái như sau:
- Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
Các hoạt động cụ thể:
+ Cung cấp đầy đủ, thường xuyên các thông tin về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng này cho lãnh đạo các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và người có uy tín trong cộng đồng; tình hình triển khai, kết quả thực hiện và các yếu tố cản trở thực hiện Đề án bằng các hình thức phù hợp.
+ Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các hoạt động truyền thông cho các cặp vợ chồng, những người đứng đầu dòng họ và gia đình, nam nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn và những người cung cấp dịch vụ có liên quan về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, lựa chọn giới tính thai nhi, nhất là giới và bình đẳng giới bằng các hình thức tiếp cận và thông điệp phù hợp.
+ Thực hiện giáo dục về giới, bình đẳng giới với nội dung, hình thức thích hợp cho từng cấp học nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hành bình đẳng giới cho thế hệ trẻ.
+ Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, sản xuất các tài liệu truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh, bình đẳng giới; giới thiệu, phổ biến các tài liệu này đến các nhóm đối tượng của Đề án.
+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề, các chiến dịch, sự kiện truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ:
Các hoạt động cụ thể:
+ Xây dựng, thử nghiệm và thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
+ Xây dựng các chuẩn mực, giá trị xã hội phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả bình đẳng giới, loại trừ dần nguyên nhân sâu xa của hiện tượng lựa chọn giới tính khi sinh.
- Nâng cao hiệu lực thực thi những quy định của pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
Các hoạt động cụ thể:
+ Phổ biến, giáo dục những quy định của pháp luật về nghiêm cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi; đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra giám sát thực thi pháp luật liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi.
+ Từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật quy định về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và các nội dung có liên quan; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh theo hướng quy định chi tiết, cụ thể hơn các hành vi vi phạm, tăng cường khả năng ngăn ngừa và phát hiện vi phạm, tăng mức xử phạt vi phạm, nâng cao và làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Trước mắt, tập trung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng kỹ thuật cao để lựa chọn giới tính thai nhi.
+ Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các quy định về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
+ Tăng cường các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh cho cán bộ công chức y tế - dân số, người cung cấp dịch vụ y tế có liên quan.
- Hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tích cực tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện Đề án.
Hoạt động cụ thể:
+ Trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm với các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan.
+ Tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia quốc tế trong việc triển khai thực hiện Đề án.
+ Huy động nguồn viện trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác để triển khai Đề án.
Trách nhiệm của các cơ quan trong công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính thế nào?
Tại Điều 2 Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2016 quy định về nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan trong công tác thực hiện đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh như sau:
"Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Bộ Y tế chủ trì, tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án này trên phạm vi cả nước; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định; hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Đề án.
2. Bộ Tài chính, bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
3. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức, triển khai, thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; chủ động cân đối và phân bổ các nguồn lực cho các hoạt động của Đề án trên địa bàn; hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án gửi Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo công tác tuyên truyền về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
6. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; giám sát việc thực hiện Đề án."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?