Để được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam thì cần có thời gian công tác trong ngành tài chính bao lâu?
Các đối tượng nào được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam?
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 5 Thông tư 17/2019/TT-BTC thì những đối tượng được xét tặng Kỷ niệm chương bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã và đang công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Tài chính, hoặc đang làm công tác tài chính, kế toán, gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính;
+ Công chức, viên chức, người lao động công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Công chức công tác tại các Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND các thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Công chức làm công tác tài chính, kế toán tại UBND các xã, phường, thị trấn;
+ Công chức đang làm công tác tài chính, kế toán tại các Vụ Tài chính, Cục Tài chính của các Bộ, ngành, các cơ quan Trung ương; Vụ Tài chính, Cục Tài chính của các Tổng cục thuộc các Bộ.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tài chính hy sinh trong khi làm nhiệm vụ được công nhận Liệt sỹ.
- Cá nhân có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Tài chính Việt Nam, gồm:
+ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; Lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam);
+ Lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở Trung ương, gồm: Bộ trưởng, Thứ trưởng (và tương đương) phụ trách công tác tài chính;
+ Lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố).
- Cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Tài chính Việt Nam.
- Các trường hợp đặc biệt khác theo đề nghị của các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố và Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài chính.
Để được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam thì cần có thời gian công tác trong ngành tài chính bao lâu?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 17/2019/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương đối với các cá nhân công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Tài chính, hoặc làm công tác tài chính, kế toán như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương đối với các cá nhân công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Tài chính, hoặc làm công tác tài chính, kế toán
1. Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài chính không tính thâm niên công tác khi xét tặng Kỷ niệm chương.
2. Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này, có tổng thời gian công tác trong ngành Tài chính từ 20 năm (không quy đổi) trở lên đối với nam, từ 15 năm (không quy đổi) trở lên đối với nữ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Cá nhân công tác ở các ngành khác chuyển về công tác trong ngành Tài chính nếu chưa đủ thời gian để xét tặng theo quy định tại Khoản 2 Điều này, thì sẽ được xét tặng Kỷ niệm chương trước khi nghỉ hưu nếu có đủ 30 năm công tác liên tục trở lên đối với nam, 25 năm công tác liên tục trở lên đối với nữ, trong đó phải có hơn 05 năm (60 tháng trở lên) công tác trong ngành Tài chính.
Như vậy, đối với các cá nhân công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Tài chính, hoặc làm công tác tài chính, kế toán, để được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam thì cần có đủ thời gian công tác trong ngành Tài chính như sau:
(1) Có tổng thời gian công tác trong ngành Tài chính từ 20 năm (không quy đổi) trở lên đối với nam, từ 15 năm (không quy đổi) trở lên đối với nữ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đối với cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 17/2019/TT-BTC;
(2) Có đủ 30 năm công tác liên tục trở lên đối với nam, 25 năm công tác liên tục trở lên đối với nữ, trong đó phải có hơn 05 năm (60 tháng trở lên) công tác trong ngành Tài chính đối với cá nhân công tác ở các ngành khác chuyển về công tác trong ngành Tài chính nếu chưa đủ thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương nêu tại (1).
Riêng đối với Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài chính thì không tính thâm niên công tác khi xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 17/2019/TT-BTC thì hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam bao gồm:
- Tờ trình của đơn vị đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương;
- Danh sách cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định tại Mẫu số 01 (tải về) ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BTC;
- Bản tóm tắt quá trình công tác của cá nhân theo quy định tại Mẫu số 02 (tải về) ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BTC (áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 17/2019/TT-BTC).
Đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước và KBNN (sau đây gọi chung là Tổng cục thuộc Bộ): Hồ sơ gửi về Vụ Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài chính gồm:
+ Tờ trình và danh sách cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương;
+ Bản tóm tắt quá trình công tác của cá nhân lưu tại Tổng cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?